USD đã sẵn sàng cho đợt bứt phá mạnh sắp tới!
Nguyễn Thanh Lịch
Junior Analyst
Trong tuần qua, những vấn đề rắc rối liên tục nổi cộm tại Trung Quốc. Khi những quả bong bóng đang to ra, và thị trường đã cảm nhận được nó, thì đồng USD sẽ là nơi trú ẩn đầu tiên mà họ tìm tới.
RỦI RO BIẾN ĐỘNG CUỐI TUẦN TĂNG CAO
Chúng ta đang bước vào ngày giao dịch cuối tuần, với nhiều sự kiện được giới đầu tư mong đợi, đặc biệt là cuộc họp công bố FOMC vào thứ 4 tới. Thị trường không đơn giản sẽ chỉ giao dịch mờ nhạt vào ngày cuối tuần. Các mô hình kỹ thuật đang hướng tới các cột mốc quan trọng, cùng với đó là sự kiện phiên cuối tuần: số liệu CPI của Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều suy đoán xung quanh sự kiện này và có thể tác động cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới và một số biến động với USD. Tuy nhiên, đối với S&P 500 và các tài sản rủi ro khác, sẽ khó hồi phục. Trừ khi con số thực tế kém xa kỳ vọng, khả năng tăng tốc thắt chặt và tăng lãi suất sớm hơn sẽ vẫn còn. Với việc đang ở gần mức đỉnh kỷ lục và lập trường đầu cơ là quan trọng hàng đầu của thị trường, thì rút lui là một con đường ít gặp nhiều cản trở nhất.
Lịch sự kiện báo hiệu 1 đợt biến động mạnh trong phiên giao dịch tới, nhưng điều quan trọng là cần vững tâm trước các rủi ro cơ bản, bởi vì chúng có thể nhanh chóng chiếm ưu thế và có những tác động khó lường. Mối quan tâm xung quanh biến thể omicron của coronavirus dường như đã giảm bớt vào đầu tuần này, và việc Thượng viện thông qua dự luật hoãn trần nợ của Hoa Kỳ dường như không làm thay đổi khẩu vị rủi ro của thị trường. Ngoài ra, những diễn biến xung đột Nga - Ukraine cũng sẽ được để tâm. Tất nhiên, thị trường bất động sản Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý nhất định, và chắc chắn sẽ là yếu tố quan trọng trong xu hướng rủi ro chính hiện nay.
Mặc dù phát triển chiến lược xung quanh các sự kiện cơ bản có thể xảy ra là điều tốt, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua những rủi ro bất thường đang diễn ra vượt quá tầm kiểm soát. Tình hình hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch trong tuần vừa qua đã liệt Evergrande và Kaisa sang nhóm “vỡ nợ một phần”, cho rằng các công ty đã lỡ hẹn thanh toán sau khi thời gian gia hạn kết thúc. USD/CNH đã phục hồi sau đợt giảm giá bất ngờ vào thứ 3, nhưng cặp tỷ giá này vẫn đang di chuyển theo một xu hướng bất thường. Những tình tiết sâu bên trong đang bị che khuất 1 cách đáng lo ngại, vì vậy các vấn đề nghiêm trọng khó có thể nhận ra được cho đến khi nó thực sự đổ vỡ. Hãy coi chừng các rủi ro tiềm tàng bị che lấp.
RỦI RO VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KỸ THUẬT QUEN THUỘC
Trái ngược với sự mơ hồ của USD/CNH, diễn biến đồng USD khá rõ ràng. Có những mô hình sẽ sớm hụt hơi trước khi có thể bứt phá. Sự hiện diện của những rủi ro trong các sự kiện sắp tới có thể góp phần vào sự biến động ngắn hạn. Chỉ số DXY đang biến động trong khoảng hẹp. Trạng thái tích lũy sẽ có thể duy trì tới tuần sau, khi mọi thứ đã rõ ràng hơn. Chất xúc tác để có sự bứt phá ở đây là dữ liệu CPI của Hoa Kỳ. Sự nghiêng về lập trường diều hâu với dữ liệu này và USD đã tạo xu hướng tăng giá trong vài tháng gần đây. Điều đó có nghĩa là nó có thể dễ gây thất vọng hơn nếu sự phá vỡ là một đợt giảm giá mạnh.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI không phải là dữ liệu lạm phát chính của Fed, nhưng nó là dữ liệu chính của thị trường. Điều đó có nghĩa là nó có thể mang lại tác động đáng kể đối với thị trường tài chính. Các con số được công bố đã đè nặng lên tâm lý và kỳ vọng của thị trường. Số liệu tháng 10 đạt mức cao nhất trong ba thập kỷ cho cả chỉ số lạm phát cơ bản và lạm phát lõi. Phiên họp vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra một tuyên bố gợi ý rằng báo cáo sắp tới sẽ không phản ánh việc giá khí đốt đã hạ nhiệt gần đây, điều đó cho thấy Nhà Trắng kỳ vọng hoặc có thể đã chứng kiến một con số thậm chí còn cao hơn. Những kỳ vọng này chắc chắn được đưa vào dự báo lãi suất với các hợp đồng tương lai lãi suất Fed và lợi suất ngắn hạn. Mặc dù ngụ ý rằng các đợt tăng lãi suất sẽ sớm diễn ra, nhưng khuynh hướng này còn có nghĩa là thị trường sẽ có thể thất vọng (vì sự thoái lui của USD) hơn là tác động diều hâu/bullish.
HÃY CHỌN 1 VŨ KHÍ CHO BẢN THÂN
Trong khi các chuyên gia kinh tế thiết lập các kịch bản xác suất về rủi ro của 1 sự kiện lớn, họ không bao giờ đoán trước 1 kết quả hoặc phản ứng cụ thể của đám đông. Sẽ có vài điểm thú vị nếu USD suy giảm vì dữ liệu không theo đúng như dự đoán. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là việc GBP/USD phá vỡ nêm giá và giảm về mốc 1.3250. Dự đoán lãi suất của BoE đã được duy trì ở mức khá tích cực, nhưng rõ ràng là không có lợi cho đồng Bảng Anh. Việc tái phong tỏa cũng đang gây sức ép Bảng Anh, nhưng dữ liệu vào sáng thứ Sáu có thể làm rõ điều này trong ngắn hạn.
Ngoài ra, triển vọng tăng giá của USD trở nên kém rõ ràng hơn nhiều. Nói chung, lập trường diều hâu sẽ tạo động lực cho sự bứt phá của đồng bạc xanh, đồng thời sẽ tác động tiêu cực đến các tài sản rủi ro khác. Những ảnh hưởng liên tiếp đó có thể tạo cơ hội cho USD đánh bại sức mạnh của các đồng tiền khác trên thị trường vốn được cho là nhạy cảm với rủi ro như MXN, INR và BRL. Một cặp tiền thú vị hơn để xem xét sẽ là USD/JPY. Nếu dữ liệu gây thất vọng cho đồng USD nhưng vẫn đủ gây ra áp lực cho các tài sản rủi ro lên Fed trong tuần tới, điều đó có thể tăng gấp đôi áp lực giảm về quanh vùng 112.25 - 112.5. Ngoài ra, phản ứng mạnh mẽ của USD không khiến S&P 500 chao đảo sẽ có thể đẩy chỉ số lên 1140 nếu thanh khoản được duy trì trong tuần.
Dailyfx