USD tăng gây áp lực thắt chặt tiền tệ gián tiếp tại các nước Đông Nam Á

USD tăng gây áp lực thắt chặt tiền tệ gián tiếp tại các nước Đông Nam Á

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:39 28/09/2023

Các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đang sử dụng các công cụ khác ngoài việc tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền của họ trước đà tăng của USD khi Fed có xu hướng giữ lãi suất cao trong thời gian dài.

Indonesia đang kiểm soát chặt chẽ thanh khoản bằng cách bán tín phiếu trong khi lãi suất liên ngân hàng của Malaysia đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7. Sự thay đổi này diễn ra bất chấp những lời kêu gọi trước đó về lãi suất đạt đỉnh tại Đông Nam Á do mối đe dọa về áp lực lạm phát liên quan đến lương thực và năng lượng cũng như lãi suất cao của Fed.

Abhay Gupta, chiến lược gia tại Bank of America ở Singapore, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ tiếp tục sử dụng sự kết hợp giữa siết thanh khoản và can thiệp để chống lại sự mất giá của đồng tiền của họ so với đồng USD”. Ông nói thêm, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đang đã chấp nhận “một kiểu thắt chặt giả này.”

Chênh lệch lãi suất giữa Đông Nam Á và Mỹ tiếp tục gia tăng khi các ngân hàng trung ương ở Indonesia, Philippines và Malaysia tạm dừng tăng lãi suất trong nửa đầu năm nay. Lãi suất điều hành của Malaysia hiện ở mức thấp hơn 250 bps so với giới hạn trên của lãi suất điều hành của Fed, mức chênh lệch lớn nhất từ trước đến nay. Độ lệch chuẩn của lãi suất cũng thấp hơn 2.3 so với chênh lệch lãi suất 5 năm. Chênh lệch độ lệch chuẩn của Indonesia, Philippines và Thái Lan lần lượt ở mức -2.2, -1.8 và -1.7.

Bất chấp chênh lệch lãi suất lớn, Ngân hàng Indonesia cho đến nay vẫn kiềm chế không đưa ra tín hiệu tăng lãi suất. Thay vào đó, họ đã bắt đầu bán trái phiếu kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng để thu hút dòng vốn nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào lãi suất, do nếu thắt chặt quá nhiều có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.

Gupta cho biết, không chỉ Indonesia, các ngân hàng trung ương Malaysia và Philippines cũng đang sử dụng việc bán tín phiếu để thắt chặt thanh khoản và đẩy lãi suất lên cao hơn. Lãi suất liên ngân hàng Kuala Lumpur kỳ hạn 3 tháng đã tăng lên 3.57%, cao nhất kể từ ngày 13/7. Tín phiếu kỳ hạn 56 ngày của ngân hàng trung ương Philippines có mức lãi suất trung bình là 6.7191% vào ngày 22/9, mức cao nhất kể từ đợt chào bán ngày 25/8.

Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines cho biết hôm thứ Ba nếu rủi ro từ giá năng lượng và vận tải gia tăng, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất 25bps tại cuộc họp ngày 16/11 hoặc sớm hơn. Ngân hàng trung ương Thái Lan đã tăng lãi suất cơ bản thêm 25bps lên 2.5% vào thứ Tư đồng thời báo hiệu nguy cơ lạm phát tăng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ