USD thăng hoa / JPY lao dốc

USD thăng hoa / JPY lao dốc

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

09:11 27/06/2024

JPY tiếp tục suy yếu, chạm mức thấp nhất trong 38 năm vào hôm thứ Năm, USD/JPY dao động ở mức trên 160, khiến thị trường cảnh giác trước bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào từ chính quyền Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng tiền này.

USD đạt mức cao nhất trong 8 tuần so với các tiền tệ khác, một phần nhờ sự suy yếu của JPYlợi suất TPCP Mỹ tăng.

USD/JPY giảm nhẹ 0.1% xuống 160.63 trong phiên giao dịch sáng tại châu Á, tuy nhiên vẫn chỉ cách một chút so với mức 160.88 của hôm thứ Tư, cũng là mức cao nhất kể từ năm 1986.

Đồng tiền Nhật Bản đã giảm khoảng 2% trong tháng và 12% trong năm nay so với USD, do chênh lệch lãi suất rõ rệt giữa Mỹ và Nhật Bản nên các nhà đầu tư đổ xô carry trade.

Tuy nhiên, việc USD/JPY vượt qua ngưỡng quan trọng 160 khiến các nhà giao dịch lo ngại về khả năng can thiệp từ Tokyo, sau khi chính quyền đã chi 9.79 nghìn tỷ yên (60.94 tỷ USD) vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 để đẩy USD/JPY tăng 5% từ mức thấp nhất 34 năm là 160.245.

Các chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù nguy cơ can thiệp đã tăng lên, chính quyền Nhật Bản có thể đang chờ đợi công bố chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ vào thứ Sáu trước khi tham gia can thiệp vào thị trường.

Boris Kovacevic, chiến lược gia kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Convera nhận định: "Cả mức tỷ giá hối đoái và tốc độ mất giá đều quan trọng đối với Bộ Tài chính khi xem xét phương án can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, biến động nhẹ trên thị trường quyền chọn cho thấy đợt tăng gần đây chưa đáp ứng đủ các tiêu chí mà Bộ Tài chính đang tìm kiếm. Các nhà hoạch định chính sách có thể chờ đợi báo cáo PCE vào thứ Sáu, dự kiến sẽ cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục giảm, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng trước cuối tuần."

GBP/USD đã phải vật lộn để thoát khỏi mức thấp nhất trong hơn một tháng là 1.2616 trong phiên trước, hiện giao dịch ở mức 1.2622, chịu áp lực từ USD mạnh hơn.

EUR/USD vốn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5 vào hôm thứ Tư, hiện tăng nhẹ 0.01% lên 1.068. Đồng tiền chung châu Âu đang trên đà mất khoảng 1.5% trong tháng này, do chịu ảnh hưởng từ tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Eurozone trước thềm cuộc bầu cử tại Pháp dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Chỉ số DXY dao động gần mức cao nhất trong khoảng hai tháng, ổn định ở mức 160.8, được hỗ trợ bởi lợi suất TPCP Mỹ tăng cao.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng hai điểm cơ bản lên 4.3392% vào hôm thứ Năm, trong khi lợi suất kỳ hạn 2 năm dừng lại ở mức 4.7576%.

Ray Attrill, Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng Quốc gia Úc nhận định: "Tôi nghĩ đó là kết quả của nhiều yếu tố hợp lại. Một số chuyên gia cho rằng khi Nhật Bản can thiệp hồi tháng 4 và tháng 5, có ý kiến rằng nếu BoJ phải bán TPCP Mỹ để có vốn cung cấp cho việc can thiệp, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi suất. Nhưng tôi nghĩ có thể có một độ trễ nhất định. Đó là việc lợi suất TPCP Úc tăng mạnh sau khi công bố số liệu CPI, và lần này đã thực sự có tác động lan tỏa đến thị trường trái phiếu ở các nước khác."

Lạm phát cao hơn dự kiến tại Úc vào hôm thứ Tư đã khiến các nhà giao dịch bất ngờ và thúc đẩy thị trường tăng khả năng một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay, từ đó đẩy lợi suất TPCP nước lên cao hơn.

Điều này đã giúp AUD/USD tăng nhẹ trong phiên trước, tuy nhiên mức tăng này không kéo dài khi đồng tiền này không thể duy trì đà tăng trước sức mạnh của USD.

AUD/USD hiện giảm 0.02% xuống 0.6646, trong khi NZD/USD giảm 0.07% xuống 0.6079.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ