USDCNY chạm đỉnh biên độ giao dịch trước vô vàn lo ngại tại Trung Quốc

USDCNY chạm đỉnh biên độ giao dịch trước vô vàn lo ngại tại Trung Quốc

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

14:45 26/09/2023

Tỷ giá USDCNY chạm tới đỉnh biên độ giao dịch cho phép theo tham chiếu, trước cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng tồi tệ tại Trung Quốc và đồng USD mạnh hơn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới đồng CNY đang suy yếu.

Đồng CNY trong tuần này đã giảm hơn 1.9% so với tỷ giá tham chiếu hàng ngày của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong khi giới hạn phạm vi cho phép của đồng tiền này là +/-2%. Vào thứ Hai, tỷ giá đã gần chạm tới biên độ, điều chưa xảy ra kể từ tháng 10 năm ngoái.

Sự suy yếu của CNY là một yếu tố gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách. Họ đã cố gắng ổn định đồng tiền trong hai tuần trước bằng cách tăng chi phí cấp vốn và đưa ra những phát ngôn cảnh báo mạnh mẽ chống lại phe bán.

Để ngăn đồng nhân dân tệ chạm đến mức giới hạn giao dịch, điều khiến cho thanh khoản bị cạn kiệt, PBOC có thể chọn hạ tham chiếu hàng ngày, để theo kịp tỷ giá giao ngay một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đang chấp nhận đồng nhân dân tệ giảm mạnh hơn và dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Ngân hàng trung ương cũng có thể lựa chọn tăng cường phòng vệ tỷ giá hối đoái bằng các biện pháp can thiệp mạnh hơn - chẳng hạn như siết chặt thanh khoản ở Hồng Kông hoặc thắt chặt kiểm soát vốn của Trung Quốc. Điều này đưa đồng nhân dân tệ đến gần mức định giá hàng ngày hơn mà không cần phải điều chỉn tham chiếu.

Xiaojia Zhi, nhà kinh tế tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, cho biết PBOC “có thể lo ngại về rủi ro dòng vốn chảy ra ngoài và tác động đến sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như tâm lý thị trường, đặc biệt là khi tâm lý Trung Quốc vẫn còn khá yếu. Trước sức mạnh của đồng USD, PBOC thực sự đang thể hiện lập trường khá cứng rắn.”

Hôm thứ Hai, cuộc khủng hoảng tại Tập đoàn Evergrande Trung Quốc đang nghiêm trọng hơn khi họ cho biết không trả được nợ trái phiếu trong nước, làm tổn hại niềm tin đối với tài sản bằng đồng nhân dân tệ và sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đồng USD tăng mạnh nhờ dữ liệu của Hoa Kỳ và việc đặt cược vào chính sách diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang cũng gây áp lực lên đồng nhân dân tệ.

Khối lượng giao dịch giảm

USDCNY dao động quanh mức 7.31 vào thứ Ba, với tham chiếu của PBOC là hơn 7.17. Chi phí đi vay ở Hồng Kông trong ngắn hạn đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2022, làm dấy lên suy đoán rằng Trung Quốc có thể đang siết thanh khoản ở nước ngoài để hỗ trợ tỷ giá hối đoái.

Khối lượng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ giảm cũng làm biến động trên thị trường mạnh hơn và khiến đồng tiền này dễ dàng chạm đến giới hạn. Theo các nhà đầu tư, họ đã giao dịch ít hơn 10 tỷ USD theo tỷ giá USDCNYvào thứ Hai, chưa bằng 1/3 khối lượng trung bình trong năm qua

Bất chấp việc suy yếu so với đồng bạc xanh, đồng nhân dân tệ vẫn mạnh hơn so với rổ 24 loại tiền tệ được Bloomberg theo dõi. Nhưng điều đó phần lớn là do nỗ lực của các quan chức nhằm ngăn chặn đồng tiền này trượt giá so với đồng USD hơn là sự lạc quan về tài sản của Trung Quốc.

"Sự chênh lệch lớn hơn giữa tỷ giá giao ngay và tham chiếu của đồng nhân dân tệ 'phản ánh áp lực suy yếu ngày càng gia tăng của đồng tiền này và lập trường bảo vệ đồng tiền mạnh mẽ của PBOC," theo Ken Cheung, trưởng bộ phận chiến lược FX châu Á tại Ngân hàng Mizuho. Ông nói, ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ hiện có và các công cụ mới để hỗ trợ đồng tiền.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ