USD/JPY: BoJ thảo luận về đồng Yên trong bối cảnh kỳ vọng hạ lãi suất của Fed giảm

USD/JPY: BoJ thảo luận về đồng Yên trong bối cảnh kỳ vọng hạ lãi suất của Fed giảm

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

09:20 27/05/2024

Thị trường hôm nay sẽ hướng sự chú ý vào các diễn biến xoay quanh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Thống đốc BoJ, ông Kazuo Ueda và Phó Thống đốc Shinichi Uchida sẽ có bài phát biểu trong ngày.

Các chỉ số kinh tế được công bố vào thứ Sáu cho thấy lạm phát Nhật Bản đã giảm nhẹ trong tháng 4. Tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm giảm từ 2.6% xuống 2.2%, BoJ chưa có động thái mới. Tuy nhiên, đồng Yên yếu hơn đã khiến các nhà đầu tư kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất trong năm 2024.

Đồng Yên yếu hơn khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, chi tiêu của hộ gia đình và nền kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể thúc đẩy nhu cầu mua Yên và giảm bớt áp lực chi phí nhập khẩu.

Vào thứ Năm (23/5), Thống đốc BoJ được cho là đã tuyên bố rằng nền kinh tế Mỹ là rủi ro chính. Việc nền kinh tế Mỹ không đạt được “cú hạ cánh mềm” sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu và Nhật Bản. Tuy nhiên, Thống đốc Ueda cũng kỳ vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi, hỗ trợ cho kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc tăng lãi suất trong năm 2024.

Cũng trong phiên giao dịch buổi sáng, các số liệu về Chỉ báo kinh tế sớm của Nhật Bản cũng cần được quan tâm. Theo báo cáo sơ bộ, chỉ báo này giảm từ 112.1 xuống 111.4 trong tháng 3, phù hợp với sự suy giảm kinh tế lớn hơn dự kiến trong quý 1 năm 2024.

Một sự điều chỉnh giảm có thể tác động đến nhu cầu đối với đồng Yên. Chỉ báo kinh tế sớm sử dụng 12 chỉ số kinh tế khác nhau để dự đoán triển vọng của nền kinh tế.

Lịch kinh tế Mỹ:

  • Trong phiên giao dịch chiều thứ Hai, các nhà đầu tư cần theo dõi những bình luận từ các thành viên của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC). Những bình luận liên quan đến lạm phát, triển vọng kinh tế và lãi suất là điều đáng chú ý đối với các nhà đầu tư.
  • Tuần trước, Biên bản cuộc họp FOMC, dữ liệu thị trường lao động và Chỉ số PMI ngành Dịch vụ của Mỹ đã khiến kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 giảm bớt.
  • Số liệu Kỳ vọng Lạm phát Michigan đã mang lại sự nhẹ nhõm tạm thời. Tuy nhiên, Kỳ vọng Lạm phát Michigan đã tăng từ 3.2% lên 3.3% vào tháng 5, vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
  • Công cụ CME FedWatch phản ánh tác động của Biên bản cuộc họp FOMC và các chỉ số kinh tế đến kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Trong tuần kết thúc ngày 24 tháng 5, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất đã giảm từ 35.2% xuống 50.2%.
  • Vào thứ Sáu (ngày 31 tháng 5), Báo cáo Thu nhập và Chi tiêu Cá nhân của Mỹ có thể thay đổi tình hình. Số liệu lạm phát giảm và sự sụt giảm trong thu nhập cá nhân có thể thúc đẩy lại kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Nhận định ngắn hạn:

Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào những cuộc thảo luận của các ngân hàng trung ương và số liệu lạm phát từ Nhật Bản và Mỹ. Giữa bối cảnh kỳ vọng về việc Fed hạ lãi suất vào tháng 9 giảm, số liệu lạm phát của Mỹ vào thứ Sáu sẽ ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed và tỷ giá USD/JPY.

Phân tích kỹ thuật:

Biểu đồ USD/JPY khung thời gian 1 ngày

USD/JPY vẫn đang duy trì ổn định trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố triển vọng tăng cho cặp tiền này. Nếu USD/JPY vượt qua mức 157.5 sẽ tiếp tục đà tăng và hướng tới đỉnh 160.209 của ngày 29 tháng 4. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các diễn biến xoay quanh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Hai (27/5).

Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới mức 155, phe bán có thể đẩy cặp tiền này xuống đường EMA 50 ngày. Thủng sâu hơn đường EMA 50 ngày có thể khiến mức hỗ trợ 151.685 được kích hoạt. Chỉ báo RSI 14 ngày hiện ở mức 60.77, cho thấy USD/JPY có thể quay trở lại đỉnh cao 160.209 của ngày 29 tháng 4 trước khi bước vào vùng quá mua.

FX Empire

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ