USD/JPY tiếp tục bám sát lợi suất trái phiếu Mỹ khi phục hồi từ mức đáy tháng tại 127.52 và tiếp tục chờ đợi các dữ liệu mới từ Mỹ.
Doanh số bán lẻ dự kiến sẽ tăng 0.9% trong tháng 4, và các dấu hiệu về nền kinh tế mạnh mẽ có thể khuyến khích Chủ tịch Jerome Powell hawkish hơn trước buổi tọa đàm do Wall Street Journal tổ chức.
Do đó, kỳ vọng chính sách của Fed có thể giúp USD/JPY tiếp tục tăng khi Fed đang hướng tới thu hẹp của bảng cân đối kế toán. Pha thoái lui từ đỉnh năm 131.35 có thể là một sự điều chỉnh trong xu hướng lớn giữa tình hình phân kỳ chính sách giữa FOMC và BoJ ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên, phân kỳ RSI có thể khiến pha điều chỉnh này mạnh hơn.
Dữ liệu vị thế khách hàng IG cho thấy 26.83% nhà giao dịch hiện đang mua ròng USD/JPY, với tỷ lệ bán-mua là 2.73-1 .
Số lượng nhà giao dịch mua ròng giảm 0.73% so với ngày hôm qua và 6.55% so với tuần trước, trong khi số lượng nhà giao dịch mua bán ròng tăng 8.44% so với ngày hôm qua và 3.65% so với tuần trước.
USD có thể tiếp tục tăng so với JPY nhờ triển vọng vĩ mô, nhưng chỉ báo RSI lại cho thấy động lực tăng ngắn hạn đang cạn kiệt.
Đồ thị USD/JPY (D1)
USD/JPY dường như đang trên đà kiểm tra mức đỉnh tháng 4 năm 2002 (133.82) khi xác nhận mô hình lá cờ tăng vào tháng trước, nhưng hành động giá gần đây cảnh báo về một sự điều chỉnh trong ngắn hạn khi không bảo vệ được phạm vi mở cửa tháng 5.
Đồng thời, chỉ báo RSI tiếp tục xu hướng giảm kể từ khi thoát quá mua, và thiếu động lực để trở lại vùng 129.40 (mở rộng 261.8%) - 130.20 (mở rộng 100%) có thể đưa cặp tiền về vùng Fibonacci hợp lưu 126.20 (mở rộng 78.6%) - 127.20 (mức thoái lui 23.6%).
Sau đó, USD/JPY có thể kiểm tra SMA 50 ngày (124.97) lần đầu tiên kể từ tháng 3, và sau đó là 124.50 (38.2% thoái lui).