USDJPY lên đỉnh, thị trường thận trọng với kịch bản can thiệp tiền tệ

USDJPY lên đỉnh, thị trường thận trọng với kịch bản can thiệp tiền tệ

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

07:32 27/06/2024

USDJPY chạm đỉnh trong gần 38 năm vào thứ 4 khi chênh lệch lãi suất lớn giữa hai nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên. Các nhà giao dịch cảnh giác trước việc Nhật Bản can thiệp tiền tệ

USDJPY tăng lên 160.82 - mức đỉnh kể từ tháng 12 năm 1986 trong phiên giao dịch ngày thứ 4 trước khi điều chỉnh xuống 160.69 khi đóng cửa. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, cặp tiền đã tăng 14%.

EURJPY tăng chạm 171.79 - mức đỉnh kể từ tháng 9 năm 1992.

Chênh lệch lãi suất lớn giữa Mỹ và Nhật Bản đã tác động mạnh đến đồng Yên. Trong khi Nhật Bản đã tăng lãi suất trong năm nay lên mức 0.1% thì lãi suất của Mỹ nằm trong khoảng 5.25% đến 5.5%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư đang đổ xô vào tài sản bằng USD để có lợi nhuận cao hơn.

Các nhà giao dịch tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia để thực hiện nghiệp vụ carry trade, vay bằng đồng tiền có lãi suất thấp để đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn. Carry trade đã trở nên cực kỳ phổ biến khi một số quốc gia tăng lãi suất trong những năm gần đây.

Các nhà phân tích cho biết các nhà giao dịch đang thử thách quyết tâm của Bộ Tài chính Nhật Bản. Trước đó, Bộ đã chi 62 tỷ USD vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 để hỗ trợ đồng nội tệ khi USDJPY vượt mức 160.00.

Vassili Serebrikov, chiến lược gia ngoại hối tại UBS ở New York, cho biết: “Các biện pháp can thiệp tiền tệ có xu hướng làm chậm thị trường, nhưng khó đảo ngược xu hướng một cách đáng kể trừ khi có sự thay đổi lớn trong quan điểm chính sách tiền tệ”.

“USDJPY có thể sẽ suy yếu nếu BoJ tăng lãi suất mạnh hoặc Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Nhưng nếu không có cả hai diễn biến này, tôi không chắc chúng ta có thể thấy một sự đảo chiều đáng kể. Tuy nhiên, sự can thiệp chắc chắn có thể xảy ra nhằm hạn chế mặt trái của việc đồng Yên lao dốc."

Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda đã tăng cường cảnh báo về những biến động tỷ giá hối đoái quá mức vào thứ Tư, nói rằng các nhà chức trách "quan ngại sâu sắc và cảnh giác cao độ" về sự sụt giảm nhanh chóng của đồng Yên.

Có khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất thêm vào cuối tháng 7, điều này có thể giúp hỗ trợ đồng Yên.

Reuters Graphics

JPY yếu nhất kể từ năm 1986

Chờ đợi dữ liệu PCE Mỹ tháng 5

Doanh số bán nhà mới ở Mỹ yếu hơn dự kiến. Số nhà ở mới được bán cho các gia đình ở Mỹ trong tháng 5 đã giảm 11.3% xuống mức thấp nhất trong 6 tháng ở 619,000 căn vào tháng trước. USD không có nhiều biến động trước dữ liệu này, dù đây là một trong những bằng chứng cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chậm lại.

Trọng tâm tiếp theo của thị trường sẽ là chỉ số PCE Mỹ tháng 5 được công bố vào thứ Sáu, thước đo ưa thích của Fed về lạm phát. Các nhà đầu tư muốn xem liệu áp lực lạm phát có đang đi đúng hướng hay không. Việc dữ liệu thấp hơn dự kiến ​​sẽ củng cố kịch bản Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay, mang lại sự hỗ trợ cho đồng Yên.

Eugene Epstein, người đứng đầu khu vực Bắc Mỹ tại Moneycorp ở New Jersey, cho biết: "Cần phải có một sự thay đổi thực sự lớn trong PCE để thay đổi động lực cắt giảm lãi suất.”

EURUSD giảm 0.3% xuống 1.0679 sau khi một nhà hoạch định chính sách của ECB đề cập đến khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa trong năm nay. Thành viên hội đồng quản trị ECB, Olli Rehn, nói với Bloomberg rằng hai đợt cắt giảm tiếp theo trong năm nay có vẻ “hợp lý”. Điều đó trái ngược với quan chức Fed Bowman, người cho biết không mong đợi bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào của Mỹ trong năm nay.

Ở những nơi khác, lạm phát ở Úc đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng ở 4% trong tháng 5, khiến các nhà giao dịch tranh nhau định giá về khả năng RBA tăng lãi suất vào tháng 11. AUDUSD tăng 0.1% lên mức 0.6655.

Reuters Graphics

AUD được hỗ trợ khi lạm phát Úc tăng vọt

GBPUSD giảm 0.5% xuống 1.2627.

Đồng nhân dân tệ cũng chịu áp lực từ sức mạnh của đồng bạc xanh, với việc Trung Quốc dường như đã ra tín hiệu chấp nhận việc nhân dân tệ suy yếu bằng cách tăng dần dần tỷ giá tham chiếu USDCNY hằng ngày. USDCNY, vốn đã tăng trong nhiều tháng, đã chạm mức đỉnh trong 7 tháng ở mức 7.2671

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ