USDJPY một lần nữa vượt 150, thị trường tiếp tục cẩn trọng trước lo ngại can thiệp
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
USDJPY lại tăng lên mức 150, làm tăng khả năng can thiệp của chính phủ và gây áp lực lên BOJ trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục bị bán tháo, đẩy cao chênh lệch lợi suất với Nhật Bản, khiến JPY giao dịch gần mức buộc các quan chức can thiệp năm ngoái. Điều này đã được các nhà hoạch định chính sách của BOJ chú ý trước thềm cuộc họp tuần tới.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết ông đang theo dõi các diễn biến của thị trường tiền tệ một cấp bách.
Koji Fukaya, chuyên gia tại Market Risk Advisory ở Tokyo, cho biết: “Sự suy yếu kéo dài của JPY cũng gây thêm áp lực lên việc thiết lập chính sách của BOJ, liệu có nên tăng trần để kiểm soát đường cong lợi suất, loại bỏ YCC hay chấm dứt lãi suất âm hay không”. Ông nói thêm rằng JPY đang đi ngang do lo ngại can thiệp hạn chế đà giảm còn chênh lệch lợi suất hạn chế đà tăng
Nhật Bản đã chi khoảng 9 nghìn tỷ JPY (60 tỷ USD) vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái trong ba lần can thiệp đầu tiên để hỗ trợ đồng Yên kể từ năm 1998. Năm nay, JPY này đã suy yếu gần 13% so với USD, trở thành đồng tiền G10 yếu nhất.
USDJPY hiện đang giao dịch quanh mức 150.40. Đầu tháng này, cặp tiền có chạm 150.14, nhưng sau đó đảo chiều mạnh, dấy lên suy đoán can thiệp.
Các quan chức không phủ nhận, cũng không khẳng định can thiệp tỷ giá. Quan chức tiền tệ cấp cao Masato Kanda cho biết Nhật Bản sẽ thực hiện các chính sách phù hợp nếu xảy ra biến động quá mức trên thị trường tiền tệ.
Theo ông Fukaya, mặc dù biến động lịch sử một tuần của USDJPY vào thứ Tư đã chạm đáy kể từ tháng 12/2019, điều này sẽ không ngăn cản Nhật Bản can thiệp.
“Chính quyền đã thay đổi định nghĩa của họ về biến động quá mức’’. Bộ trưởng Tài chính cho biết hồi đầu tháng này rằng các biến động dần dần và một chiều có thể được coi là quá mức.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng trở lại mức 5%, so với khoảng 0.88% tại Nhật Bản.
Nikkei đưa tin cuối tuần qua rằng các quan chức BOJ đang cân nhắc liệu có nên điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất hay không khi lãi suất dài hạn trong nước tăng cao theo sau Mỹ.
Bloomberg