USDJPY tăng mạnh sau dữ liệu CPI của Mỹ

USDJPY tăng mạnh sau dữ liệu CPI của Mỹ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:01 11/04/2024

USDJPY tăng mạnh, có thể buộc chính quyền Nhật Bản vào cuộc để hỗ trợ đồng tiền này .

USDJPY tăng gần 1% lên 153.24 so với USD, mức cao nhất kể từ năm 1990. Điều này xảy ra sau khi CPI của Mỹ tăng cao hơn ước tính vào tháng 3, khiến lợi suất TPCP Mỹ cũng như USD tăng vọt khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay.

Những cảnh báo từ các quan chức Nhật Bản đã không ngăn được đồng yên suy yếu khi USD tăng. Thị trường đã cho rằng nếu USDJPY vượt qua mốc 152.00, các nhà chức trách Nhật Bản sẽ can thiệp, nhưng giờ cặp tỷ giá này đã vượt qua mức đó và thậm chí đã vượt mức 153.

Helen Given, nhà giao dịch ngoại hối tại Monex, cho biết: “Thị trường đang chờ đợi những động thái từ các quan chức Nhật Bản. Nếu họ không hành động sớm thì đồng Yên sẽ giảm sâu hơn nữa.”

Đồng yên trượt giá sâu hơn trong suốt ngày thứ Tư khi USD tăng tới 0.9%.

Trong khi quan chức tiền tệ hàng đầu như Masato Kanda nói rằng các động thái đầu cơ đang thúc đẩy xu hướng này, một số nhà đầu tư không đồng tình với quan điểm này, cho rằng còn nhiều yếu tố khác thúc đẩy xu hướng đó.

Peter Vassallo, nhà quản lý danh mục đầu tư tại BNP Paribas Asset Management, cho biết: “Rõ ràng hiện tại USDJPY tăng vọt do đồng USD mạnh hơn, các quan chức Nhật Bản không thể nói rằng các nhà đầu cơ đang khiến đồng Yên suy giảm. Tuy nhiên họ vẫn có thể can thiệp vì trước đó họ đã đưa ra những nhận xét dứt khoát.”

USDJPY tăng mạnh sau hàng loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết ông đang theo dõi chặt chẽ thị trường và sẽ không loại trừ bất kỳ biện pháp nào để giải quyết những biến động quá mức của đồng Yên. Thủ tướng Fumio Kishida đã cảnh báo về sự trượt giá của đồng yên và cũng cam kết sẽ hành động phù hợp.

Brad Bechtel, người đứng đầu về FX tại Jefferies Financial Group, cho biết khả năng các cơ quan chức năng ở Nhật Bản can thiệp chắc chắn đang gia tăng sau khi USDJPY vượt qua ngưỡng 153.00. “Nếu USDJPY vượt mốc 154.00, tôi nghĩ họ sẽ phải can thiệp,” ông nói.

CPI của Mỹ đã vượt qua dự báo tháng thứ ba liên tiếp, tăng khả năng trì hoãn đợt giảm lãi suất đầu tiên của Fed. Các trader đã lùi kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sang tháng 11, đồng thời họ định giá Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay.

Valentin Marinov, người đứng đầu chiến lược tiền tệ G-10 tại Credit Agricole cho biết: “Các nhà chức trách Nhật Bản đã chấp nhận để đồng Yên giảm và đã không can thiệp khi USDJPY chạm mức 152.00”.

JPY gần đây đã phải đối mặt với áp lực giảm giá sau khi BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3 nhưng không đưa ra gợi ý về việc tăng lãi suất bổ sung, họ cũng cho biết các điều kiện tài chính sẽ được duy trì ở mức nới lỏng.

Nhật Bản đã chi 9.2 nghìn tỷ yên (khoảng 60 tỷ USD) vào năm 2022 để hỗ trợ đồng yên. Hiện tại đồng yên thậm chí còn đang yếu hơn so với thời điểm đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ