USDJPY trở lại 150, thị trường tiếp tục theo dõi tín hiệu can thiệp từ Nhật Bản

USDJPY trở lại 150, thị trường tiếp tục theo dõi tín hiệu can thiệp từ Nhật Bản

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

11:23 23/10/2023

USDJPY lần đầu chạm mức 150 kể từ ngày 3/10 khi chênh lệch lợi suất giữa Nhật Bản và Mỹ tiếp tục đè nặng lên đồng Yên.

USDJPY đã chạm mức 150.11 vào đầu phiên Á trước khi giảm nhẹ khi USD chịu áp lực bởi lực bán do quyền chọn. Cặp tiền hiện giao dịch quanh mức 149.93.

Các nhà đầu tư đang thận trọng đánh xuống JPY do rủi ro can thiệp từ chính quyền. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki tuần trước cho biết điều quan trọng là phải có sự ổn định trên thị trường ngoại hối và biến động phải phản ánh phân tích cơ bản.

Yukio Ishizuki, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Daiwa Securities Co. ở Tokyo, cho biết: “USDJPY đã phá vỡ ngưỡng 150 trong giai đoạn thanh khoản thấp, có thể do các nhà đầu cơ dẫn dắt thị trường. Đà tăng của cặp tiền sẽ bị hạn chế do lo ngại can thiệp, đặc biệt khi trên mức 150. Mọi người sẽ tiếp tục lo lắng.”

Fukuhiro Ezawa, trưởng bộ phận thị trường tài chính tại Ngân hàng Standard Chartered Tokyo, cho biết "USDJPY nhanh chóng giảm từ 150 là dấu hiệu các quỹ thuật toán kích hoạt lệnh bán do lo ngại can thiệp.”

Chênh lệch lãi suất lớn với Mỹ là lý do cho sự suy yếu của đồng Yên, với lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm ở mức 4.96%, cao gần gấp 6 lần so với lợi suất của trái phiếu cùng kỳ hạn của Nhật Bản (0.835%). Phân kỳ chính sách tiền tệ đang làm tình hình xấu thêm. BoJ cho biết sẽ tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ để đạt được mục tiêu 2% lạm phát ổn định và bền vững

Các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của BOJ sắp diễn ra vào ngày 30-31/10 và tiếp tục theo dõi căng thẳng địa chính trị Trung Đông.

Các nhà đầu tư cũng đã đón nhận một báo cáo của Nikkei rằng các quan chức BoJ đang cân nhắc liệu có nên điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất hay không khi lợi suất dài hạn trong nước đang tăng cùng Mỹ. Báo cáo không cho biết nguồn thông tin.

Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Australia ở Sydney, cho biết về chương trình YCC: “Nếu BOJ muốn JPY tăng, tôi nghĩ họ sẽ cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ mở rộng biên độ một lần nữa. Thị trường có lý do để thận trọng.”

Theo RBC BlueBay Asset Management, một sự điều chỉnh đối với chính sách tiền tệ nới lỏng của BOJ trong tháng này có thể đẩy USDJPY xuống 145.

Theo phần lớn trong số 315 người trả lời khảo sát Bloomberg, BoJ có thể bỏ lãi suất âm trong nửa đầu năm 2024.

Nhật Bản đã chi khoảng 9 nghìn tỷ JPY (60 tỷ USD) vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái trong lần can thiệp để hỗ trợ nội tệ. Năm nay, đồng tiền này đã suy yếu hơn 12% so với USD, trở thành đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong các đồng G10.

Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết việc tăng lãi suất và biện pháp can thiệp tiền tệ là những cách để ứng phó với những biến động tỷ giá hối đoái quá mạnh mẽ. Ông cam kết sẽ hành động nếu cần thiết trước biến động tỷ giá quá mức nhưng từ chối cho biết liệu biến động gần đây có đến từ đầu cơ hay không.

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết họ không thấy có yếu tố nào có thể buộc Nhật Bản can thiệp vào thị trường để hỗ trợ nội tệ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?

Mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024, với mức đóng cửa kỷ lục gần đây, nhà giao dịch Brian Garrett từ Goldman Sachs lại cảnh báo rằng thị trường đang tiềm ẩn một mức độ lo âu rất lớn. Khi chỉ số VIX - thước đo tâm lý thị trường - vẫn ở mức cao bất thường, câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì ẩn giấu sau sự hưng phấn này?
Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?

Chỉ số CPI Mỹ tháng 9 vượt dự báo cả theo tháng và năm. Lạm phát toàn phần chỉ giảm nhẹ từ 2.5% xuống 2.4%, thấp hơn kỳ vọng, trong khi lạm phát lõi bất ngờ tăng từ 3.2% lên 3.3%. Báo cáo này không mang lại tín hiệu tích cực nào cho phe ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed.
"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?

Hệ thống tài chính Mỹ đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản mới, khi lãi suất Repo tăng vọt và dự trữ sụt giảm đáng kể. Cựu nhà giao dịch Fed, Mark Cabana, cảnh báo tình hình hiện tại tương tự cuộc khủng hoảng Repo năm 2019 và có thể dẫn đến sự can thiệp khẩn cấp từ Fed nếu thanh khoản tiếp tục giảm sâu.
Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh

Dù lãi suất thế chấp thấp được kỳ vọng sẽ giúp người mua nhà lần đầu dễ dàng hơn, nhưng với các tiêu chí cho vay khắt khe của BoE, thực tế lại không hề đơn giản. Những sản phẩm thế chấp mới này có thể mang lại hy vọng, nhưng liệu chúng có đủ sức giúp người mua vượt qua rào cản tài chính và sở hữu ngôi nhà đầu tiên, hay chỉ tiềm ẩn thêm rủi ro trong dài hạn?
CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?

Báo cáo CPI tháng 8 vừa qua đã vượt dự báo. Tuy nhiên, phần lớn sự vượt trội này là do sự tăng đột biến bất thường trong chỉ số giá thuê nhà tương đương của chủ sở hữu (OER). Ngoài yếu tố đó, chỉ số CPI nhìn chung vẫn ổn định - không quá khả quan, nhưng đang theo đúng hướng. Fed vẫn quyết định giảm lãi suất 50 bps, phù hợp với dự đoán trước đó rằng sự vượt trội của CPI sẽ không cản trở động thái này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ