Vài nét đánh giá về FOMC và thị trường
FOMC, Powell, Fed
FOMC đã tái khẳng định những kỳ vọng của thị trường về việc chính sách tiền tệ sẽ giữ nguyên trong tương lai gần. FOMC đã loại bỏ cụm từ “further gradual increases” trong tuyên bố chính sách và đưa vào câu “the Committee will be patient”. FOMC đặc biệt nhấn mạnh việc thiếu áp lực lạm phát như một động lực chính của sự chuyển đổi chính sách.
Dự báo về tương lai, FOMC tuyên bố rằng chính sách lãi suất của họ sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế (data-dependent). Có một số điểm thú vị. Đầu tiên, đồ thị dot-plot hiện tại dự kiến 3 lần tăng lãi suất trong năm 2019 và 2020. Điều này dường như khó khả thi và khá xa so với kỳ vọng thị trường. Không loại trừ khả năng đồ thị dot-plot có thể được điều chỉnh giảm xuống vào tháng 3 do chúng tôi cho rằng thời điểm này đã gần với đỉnh của chu kỳ tăng lãi suất.
Một câu hỏi thú vị hơn là liệu đồ thị dot-plot có còn ý nghĩa gì không. FOMC đưa ra lộ trình lãi suất tới tháng 12 năm 2020 bằng cách nào và để làm gì khi chính nó đã thừa nhận là không thể chắc chắn về triển vọng kinh tế và khả năng tăng lãi suất trong 3 tháng tới? Đồ thị dot-plot ban đầu được đưa ra vào đầu 2013 như một cách để truyền tải thông điệp cho thị trường khi FOMC muốn thuyết phục thị trường tin rằng lãi suất điều hành sẽ duy trì thấp trong một thời gian dài. FOMC giờ đây không cần truyền tải thông điệp tương tự.
Ngoài chính sách lãi suất, FOMC còn có công cụ balance sheet. Chúng tôi hiểu những gì Powell nói vừa qua có nghĩa là nếu triển vọng kinh tế xấu đi trong tương lai tệ hơn những gì FOMC đã chuẩn bị, tốc độ thu hẹp bảng cân đối sẽ được điều chỉnh để hỗ trợ nền kinh tế và đặc biệt là thanh khoản. Ở phần đầu, FOMC đã tự cho mình thêm thời gian với từ “kiên nhẫn”. Thêm thông điệp này, FOMC đã khéo léo tự cho mình thêm sự linh hoạt và các lựa chọn. Nếu nền kinh tế ổn định trong vài tháng tới, FOMC có thể giữ nguyên lãi suất và tiếp tục thu hẹp bảng cân đối. Nếu dữ liệu kinh tế đột ngột giảm, bảng cân đối sẽ thu hẹp chậm lại hoặc dừng. Sự linh hoạt là điều tài sản rủi ro như thị trường chứng khoán và đồng USD ưa thích.
- Thay đổi của FOMC tác động lên thị trường như thế nào?
Lập trường của FOMC không thay đổi quá nhiều, tuy nhiên lại phù hợp với tâm lý rủi ro thị trường. Thông cáo chính sách và những gì Powell nói trong buổi họp báo chỉ mang tính hỗ trợ cho kỳ vọng thị trường. Hiện thị trường đánh giá Fed cắt giảm 5 điểm cơ bản trong năm 2019 và 25 điểm cơ bản vào 2020. Fed tạm dừng tăng lãi suất cho thấy khả năng chúng ta đang tiến gần đến điểm kết thúc của chu kỳ, và điều này có thể cải thiện tâm lý rủi ro và hành vi đầu tư vào tài sản rủi ro của nhà đầu cơ. Chúng tôi cho rằng đang có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi chờ và FOMC chính là đòn bẩy cho số vốn đó.
Điểm thú vị nhất của phản ứng của thị trường sau cuộc họp FOMC là việc lợi suất thực trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh. Lợi suất danh nghĩa giảm ngay lập tức sau cuộc họp, 10y giảm về 2.6 trước khi dữ liệu non-farm và lao động kéo trở lại 2.7. Nhưng đồng thời, kỳ vọng lạm phát tăng nhẹ, kết quả là lợi suất thực 10y giảm 20 điểm cơ bản. Lợi suất 10 năm hiện vẫn duy trì ở mức không cao 2.70%.
- Lợi suất thực giảm cũng sẽ hỗ trợ cho giá vàng năm 2019.
Vàng đã chịu áp lực từ môi trường lợi suất cao và đồng USD mạnh trong suốt năm qua. Kể từ thời điểm lợi suất đạt đỉnh vào quý 4/18, giá vàng bước vào sóng tăng. Nếu lợi suất giảm toàn cầu là xu hướng như dự kiến, và các ngân hàng trung ương dịch chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, vàng sẽ được hỗ trợ. Vàng test kháng cự mạnh 1326 và giảm lại vùng 1300 do Dollar phục hồi và tâm lý Risk-on, tuy nhiên chúng tôi đánh giá mặt bằng chung trong năm nay của Gold sẽ duy trì trên 1300 và Gold sẽ có cơ hội tăng lên vùng 1350 trong tương lai.
- Trong nhóm G10, chúng tôi vẫn ưa thích canh bán UJ quanh vùng 111.5-112
Mặc dù thông điệp của FOMC hỗ trợ cho tài sản rủi ro, và chứng khoán hồi phục sẽ làm chậm đà giảm của UJ và thậm chí không loại trừ những cú “bump” ngắn hạn, nhưng về yếu tố cơ bản, lợi suất thực Mỹ giảm và BoJ tiếp tục theo đuổi việc neo lãi suất 10y ở 0% và kỳ vọng lạm phát giảm, lợi suất thực ở Nhật tăng khiến chênh lệch lợi suất Mỹ-Nhật thu hẹp từ cả 2 chiều. Hiệu ứng Risk-on cũng khó duy trì bền vững khi chưa có sự cải thiện về “Economic data” tại các nền kinh tế G20.
- Eur từng là ưu tiên số 1. Nhưng bây giờ thì không.
Các thông tin kinh tế không có điểm nào tích cực cho Euro. Italia chính thức bị suy thoái vào cuối 2018 (GDP giảm 0.1% quý 3 và 0.2% quý 4); Pháp bị ảnh hưởng nặng nề từ phong trào áo vàng; và thậm chí nền kinh tế đầu tàu cũng suy giảm tăng trưởng. Tâm lý nhà đầu tư giảm thấp nhất 4 năm và môi trường kinh doanh giảm xuống đáy trong vòng 2 năm. Trong bối cảnh USD được dự báo suy yếu, chi phí hedging cho nhà đầu tư non-US tăng cao khiến lợi suất US 10y (2.7%) chưa hẳn hấp dẫn hơn Bund 10y (0.13%). Các nhà đầu tư tại Anh đã từng suffer vì rủi ro Brexit khiến đồng GBP bị xa lánh. Giờ đây rủi ro này dường như đang dịch chuyển dần sang phía bên kia eo biển manche.