Vàng lập kỷ lục - mối lo của các ngân hàng trung ương?
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Mức cao mới của vàng báo hiệu rằng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu có thể đang nỗ lực đa dạng hóa tài sản khỏi đồng USD, vì tình trạng thâm hụt kéo dài có nguy cơ dẫn đến lạm phát.
Giá vàng trong những ngày gần đây tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 50 năm. Lượng vàng nắm giữ lớn nhất sau đồ trang sức là dành cho đầu tư tư nhân - đầu tư vào các quỹ ETF hay vàng vật chất - tiếp theo là lượng vàng dự trữ của các ngân hàng trung ương.
Trong những năm gần đây, vàng được mua chủ yếu bởi các quỹ ETF, nắm giữ khoảng 2,500 tấn vàng. Tuy nhiên, lượng nắm giữ này đã giảm ngay cả khi giá vàng tính bằng USD đang tăng lên. USD đã ổn định và lợi suất thực tế cao hơn trong ba tháng qua, hoạt động mua sắm theo mùa đã kết thúc, bạc cũng đã không tăng. Vì vậy sẽ hợp lý khi cho rằng các ngân hàng trung ương đã đưa giá vàng gần đây tăng lên mức đỉnh mới.
Trước đại dịch và sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã tiếp tục mua thêm vàng ngay cả khi các quỹ ETF (có lẽ do đã bị ''lóa mắt'' bởi sự sôi động của tiền điện tử) đã giảm lượng vàng nắm giữ của họ.
Trong sáu tháng qua, Trung Quốc, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lượng nắm giữ vàng nhiều nhất. Các ngân hàng trung ương muốn có vàng chủ yếu để đa dạng hóa tài sản khỏi đồng USD. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang không muốn nắm giữ quá nhiều USD khi Mỹ đang phải gánh chịu thâm hụt tài chính lớn, điều này có thể gây ra lạm phát. USD đang được định giá quá cao trên cơ sở ngang giá sức mua so với đồng tiền chính của các nền kinh tế phát triển. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, USD có thể sẽ hoạt động kém hiệu quả trong những năm tới.
Các nhà đầu tư vào quỹ ETF vàng có thể không gặp nhiều rủi ro từ lạm phát và USD, nhưng các ngân hàng trung ương thì hoàn toàn ngược lại.
Bloomberg