Vì sao Mỹ và phương Tây đặt lên bàn cân chuyện trừng phạt ngành năng lượng của Nga?

Vì sao Mỹ và phương Tây đặt lên bàn cân chuyện trừng phạt ngành năng lượng của Nga?

16:54 07/03/2022

Trừng phạt ngành dầu mỏ của Moscow sẽ khiến hàng hóa thế giới tiếp tục leo thang.

Mỹ và phương Tây đưa ra hàng loạt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì hành động mang binh sĩ sang Ukraine.

Ngày 2/3, Liên minh châu Âu (EU) loại 7 ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Đây là biện pháp trừng phạt đối với Nga vì xung đột quân sự tại Ukraine. EU nêu rõ 7 cái tên gồm VTB - ngân hàng lớn thứ hai của Nga, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Bank Rossiya, Sovcombank và VEB. Các ngân hàng này được cho thời hạn 10 ngày để ngừng hoạt động trên SWIFT. Việc bị loại sẽ chấm dứt các giao dịch quốc tế, kích hoạt sự biến động tiền tệ của Moscow.

Về ngành năng lượng, Đức tuyên bố ngừng xem xét cấp phép cho tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Nord Stream 2 được xây dựng để dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến Đức dưới biển Baltic, bỏ qua tuyến đường bộ hiện tại đi qua Ukraine. Đường ống này được coi là một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho Liên minh châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của Moscow.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố cấm nhập khẩu dầu của Nga để trừng phạt Moscow vì chiến sự tại Ukraine.

Ngoài những động thái trên, Mỹ và phương Tây dường như đang cẩn trọng cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga. Lý do là nhiều công ty lớn của phương Tây đang có dự án kinh doanh, làm ăn tại Nga ở những lĩnh vực. Bên cạnh đó, Nga là nước cung ứng lớn trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Cấm vận nhằm vào ngành này sẽ gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế.

Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (khoảng một nửa số đó đến châu Âu) và 2,7 triệu thùng các sản phẩm khác từ dầu mỏ. Tổng doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga đạt hơn 235 tỷ USD trong năm 2021. Moscow là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, đáp ứng gần 40% nhu cầu của lục địa này.

Ngoài dầu mỏ, khí đốt, Nga còn chiếm 10% sản lượng vàng, 6% sản lượng aluminum, 4% sản lượng cobalt và 3,5% sản lượng đồng của toàn thế giới.

Trừng phạt ngành dầu mỏ của Moscow sẽ khiến giá hàng hóa tiếp tục leo thang. Thêm vào đó, Nga còn là nhà sản xuất phân bón lớn trên thế giới, chiếm 13% sản lượng toàn cầu và là nhà cung ứng lúa mỳ lớn nhất thế giới.

Thực tế cho thấy, những lệnh cấm vận mà Mỹ và phương Tây trong thời gian qua vẫn còn bị bó hẹp. Các biện pháp trừng phạt lên Moscow sẽ mạnh mẽ hơn, khi Washington và EU chấp nhận tổn thất lớn hơn đối với các ngành mà họ đang ưu tiên phát triển như ngành ôtô điện, năng lượng tái tạo.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ