Việc cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed: Liệu đã quá muộn để cứu Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng?
Trần Phương Thảo
Junior Analyst
Các thị trường đang dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 9, nhưng liệu động thái này có quá muộn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ tiêu dùng sắp xảy ra?
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeremy Szafron - người dẫn chương trình tại Kitco News, Danielle Di Martino Booth - cựu cố vấn của Fed và Giám đốc điều hành của QI Intelligence nói rằng cam kết của chủ tịch Fed Powell trong việc duy trì lãi suất cao, bất chấp các chỉ số kinh tế cho thấy điều ngược lại, có thể làm trầm trọng thêm tình hình tài chính và sự bất ổn mà các hộ gia đình Mỹ phải đối mặt
Sự thiếu quyết đoán của Fed đang trở thành tâm điểm khi các hộ gia đình Mỹ phải đối mặt với mức nợ chưa từng có và số đơn xin phá sản gia tăng. Theo Fed New York, tính đến tháng 7 năm 2024, nợ tiêu dùng của Hoa Kỳ đã đạt mức cao lịch sử, vượt 4.5 nghìn tỷ USD, riêng khoản nợ thẻ tín dụng đã vượt quá 1.27 nghìn tỷ USD.
Khủng hoảng nợ tiêu dùng: Fed có cắt giảm lãi suất quá muộn
DiMartino Booth nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình. "Một hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ đang chi tiêu nhiều hơn để trả nợ phí thế chấp so với nợ thế chấp. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều này. Đây là điều chưa từng có."
Bà nói thêm, gánh nặng nợ nần cùng với mức tăng lương trì trệ đang gây căng thẳng cho ngân sách hộ gia đình và đẩy nhiều người vào tình trạng bất ổn tài chính.
Chiến lược của Fed có thể liên quan đến việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào cuối năm nay, DiMartino Booth nói với Kitco News.
“Fed có thể chờ đến tháng 9 và cắt giảm lãi suất 50 bps. Động thái tiếp theo sẽ diễn ra ngay sau đó trong cuộc họp ngày 7 tháng 11 và cuộc họp tháng 12. Tổng cộng, Fed có thể cắt giảm lãi suất 150 bps" Bà cho biết
Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất có thể là quá muộn khi lãi suất cao đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và khả năng trả nợ, DiMartino Booth cảnh báo.
Tác động thực tế của AI trên thị trường việc làm
DiMartino Booth chỉ ra rằng việc Elon Musk cắt giảm việc làm quyết liệt tại Twitter vào cuối năm 2022 đã tạo tiền lệ cho ngành công nghệ.
Việc Musk cắt giảm khoảng 75% lực lượng lao động của Twitter ban đầu vấp phải sự hoài nghi, nhưng việc nền tảng này tiếp tục hoạt động mà không bị gián đoạn lớn đã thách thức các phương pháp quản lý thông thường.
Số hồ sơ xin phá sản gia tăng: Dấu hiệu của suy thoái kinh tế
Sự gia tăng số đơn xin phá sản vào năm 2024 là một dấu hiệu rõ ràng về tình trạng suy thoái kinh tế. Theo Standard & Poor's Global, đã có 436 hồ sơ phá sản trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2010.
"Tình trạng mất việc làm mà chúng ta chứng kiến trong năm nay đang dẫn đến tình trạng thôi việc từ 60 đến 90 ngày. Và đó là lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng rất đều đặn số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần" DiMartino Booth mô tả.
Theo DiMartino Booth, sự gia tăng số vụ phá sản báo hiệu một thách thức kinh tế lớn hơn mà những thay đổi chính sách cần phải giải quyết khẩn cấp.
Kitco News