Việc Fed thắt chặt có ý nghĩa gì đối với thị trường?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Thị trường đang rất kỳ vọng Fed sẽ công bố kế hoạch thắt chặt chính sách, giảm nguồn cung tiền. Đây không phải là một điều quá bất ngờ khi ai cũng đã nghe những lời bình về hồi phục kinh tế hay lạm phát từ chủ tịch Powell và nhiều quan chức cấp cao khác. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Fed thực sự rút phích và tiến hành cắt giảm chương trình mua tài sản 120 tỷ USD/tháng?
Theo Toney Bedikian, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Citizen Bank: “Rõ ràng là Fed đã bơm rất nhiều thanh khoản vào thị trường, và còn một số khoản kích thích tài khóa vẫn chưa được phân bổ.”
Với điều này, Bedikian nói rằng cổ phiếu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi tâm lý risk-on trong năm tới, kể cả khi Fed bắt đầu tăng lãi suất từ mức 0 lên 0.25%.
Ông cũng kỳ vọng rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hồi phục hậu đại dịch khi Fed đã lui về phía sau, nhất là nếu người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu và nỗi sợ Covid không còn nữa, trừ khi lạm phát bùng nổ.
“Chúng tôi tiếp tục lo về lạm phát leo thang. Nếu tình hình tiếp tục diễn biến như vậy, Fed có thể sẽ phải tăng lãi suất mạnh tay hơn.”
Lạm phát: Thuốc đắng sinh tật
Lãi suất thấp được sử dụng để kích thích các ngân hàng cho vay và người dân vay nợ trong thời đại dịch.
Cộng với việc mua trái phiếu quy mô lớn khiến lợi suất trái phiếu lao dốc, kích cầu cổ phiếu và các tài sản tài chính khác.
“Mục đích chính là làm sốc hệ thống.” theo Stephen Dover, chiến lược gia cao cấp kiêm trưởng bộ phận đầu tư của Franklin Templeton. “Hiện tại, các ngân hàng trung ương đang tiếp tục mua tài sản. Điều này không có nghĩa rằng trong ngắn hạn họ sẽ giảm mua vào.”
Điều này cũng là lý do tại sao mọi chuyện lại ồn ào tới vậy. Nhà quản lý quỹ Bill Ackman cũng trở thành người tiếp theo nói Fed nên thắt chặt.
Sau 19 tháng nới lỏng định lượng (QE), bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng gấp đôi lên 8.6 nghìn tỷ USD. Đồ thị sau cho thấy việc giảm can thiệp thị trường với Fed khó đến nhường nào, kể từ khi chương trình mua tài sản đầu tiên được triển khai vào năm 2008. Nếu không có QE, các chuyên gia tại Societe Generale nhận định S&P 500 sẽ chỉ ở mức 1,800.
Chỉ số này đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục trong phiên thứ Sáu tại 4,605, trong khi cả Dow Jones và Nasdaq đều đang lập đỉnh mới. Cả ba chỉ số đã tăng từ khoảng 90% đến 125% kể từ đáy tháng 3/2020.
“Có một mối quan hệ rất rõ ràng giữa QE và đà tăng của chứng khoán,” theo ông Dover, đồng thời cũng cho biết thêm giới đầu tư trái phiếu đang chật vật vì tỷ suất sinh lời thấp.
“Điều này càng kéo dãn khoảng cách giàu nghèo hơn, đưa những người về hưu rót tiền của mình vào trái phiếu, và những người trung lưu không đầu tư cổ phiếu vào thế khó. Nhiều người cũng đang đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao. Fed dường như đang tồn tại để nâng đỡ những người đầu tư cổ phiếu.”
Lãi suất thấp
Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm cộng với thiếu hụt nhà bán đã khiến thị trường nhà ở tại Mỹ tăng lên 37.1 nghìn tỷ USD trong quý II, mức tăng 45.5% kể từ đỉnh của năm 2006 trước khủng hoảng tài chính.
Với các doanh nghiệp Mỹ, lợi suất 10 năm đã tăng trong 3 tháng gần đây, nhưng vẫn ở mức 1.555% trong tháng Mười, thấp hơn mục tiêu lạm phát 2%, thấp hơn nhiều so với lại phát thực 5%, và chỉ cao hơn 0.4% so với mức đáy 12 tháng lập vào tháng Một.
Các công ty Mỹ tiếp tục đà vay kỷ lục trong năm 2021 để tận dụng lãi suất thấp, kể cả khi lợi nhuận đã tăng mạnh trở lại. Với nguồn tiền vô tận, các công ty đang lên kế hoạch mua lại 1 nghìn tỷ USD cổ phiếu mà đang Dân chủ muốn đánh thuế để có tiền cho dự luật chi tiêu mới.
Vậy khi nào chính sách tiền rẻ này mới kết thúc? Phố Wall nghĩ rằng lạm phát leo thang sẽ buộc Fed tăng lãi suất sớm hơn dot plot hiện đang dự báo.
Nhưng Kathy Bostjancic, kinh tế trưởng của Oxford Economics, nhận định rằng tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ hạ nhiệt vào giữa năm sau, làm chậm lại quá trình tăng lãi suất lên 1.5%.
Với những ai đang chờ đợi lợi suất trái phiếu tăng cao, con số này vẫn sẽ thấp hơn mức lãi suất đỉnh trong thời kỳ hậu khủng hoảng năm 2008 khoảng 1%, giai đoạn kinh tế Mỹ phát triển mạnh nhất trong lịch sử.
Market Watch