Viễn cảnh thị trường chứng khoán tuần sau có gì đáng chú ý?
Bùi Diệu Linh
Junior Analyst
Thị trường chứng khoán đã có 1 tuần đầy tích cực sau khi Fed tăng lãi suất vào thứ Tư.
FOMC đã tăng lãi suất lên 75 bps và chỉ số S&P 500 tăng lên mức đỉnh mới trong sáu tuần. Động thái đó tiếp tục kéo dài vào thứ Năm và sang thứ Sáu, được hỗ trợ bởi báo cáo thu nhập từ Amazon vào chiều thứ Tư và Apple vào thứ Năm.
Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 5% từ mức thấp trong thứ Ba lên mức cao hôm thứ Sáu, còn Nasdaq 100 tăng vọt 7.48%. Có nhiều ý kiến cho rằng thị trường đã tạo đáy và thậm chí còn có một số tuyên bố rằng "suy thoái đã qua".
Trong tuần vừa qua, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục giảm và lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện ở mức thấp nhất trong hơn ba tháng, dưới mức 2.7%. Kể từ lần cuối cùng lợi suất kỳ hạn 10 năm ở mức thấp này, Fed đã tăng lãi suất thêm 200 bps, tuy nhiên lợi suất dài hạn tiếp tục giảm.
LỢI SUẤT TPCP KỲ HẠN 10 NĂM VỚI CÁC ĐỢT TĂNG LÃI SUẤT CỦA FOMC
LIỆU LỢI SUẤT TPCP GIẢM CÓ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN?
Ngay cả khi Fed tăng lãi suất, lợi suất TPCP Mỹ dài hạn cũng đang giảm. Lợi suất TPCP kỳ hạn dài thậm chí giảm nhanh hơn các khoản lợi suất kỳ hạn ngắn, báo hiệu cho sự bất ổn đang diễn ra nhưng chưa chắc sẽ có sự đảo chiều giảm.
Tại thời điểm này, chênh lệch lợi suất 2s10s đang bị đảo ngược mạnh nhất kể từ tháng 9/2000. Nhưng vấn đề là ngay cả khi Fed đang nâng lãi suất khiến lợi suất kỳ hạn ngắn tăng, nhưng lợi suất TPCP dài hạn lại đang giảm mạnh. Tại sao điều này lại xảy ra?
Lãi suất hợp lý được xác định bởi thị trường chứ không phải Fed, và ngay cả khi Fed đang nâng lãi suất chiết khấu, các nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ đang mua các TPCP có thời hạn dài khiến lợi suất xuống thấp hơn. Nhưng tại sao các nhà quản lý quỹ lại mua các TPCP kỳ hạn lâu hơn khi lãi suất đang tăng lên? Lợi suất và giá trái phiếu có tương quan nghịch, đặc biệt là trái phiếu dài hạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự chênh lệch lãi suất đó với kỳ hạn lớn hơn? Liệu điều này còn đúng?
Câu trả lời bình thường sẽ là có, nhưng đường cong lãi suất đảo ngược đã khiến mọi thứ trở nên bất thường.
Khi những người tham gia thị trường đang mua TPCP dài hạn ngay cả khi lãi suất ngắn hạn đang tăng, đây thường là biểu hiện của kỳ vọng rằng lãi suất cuối cùng sẽ giảm trở lại. Và khi lãi suất giảm, giá trái phiếu lại có thể tăng lên, thúc đẩy lãi gốc trên trái phiếu. Vì vậy, những nhà đầu tư này có thể không muốn mua TPCP 10 năm để họ có thể cắt giảm các khoản thanh toán coupon mà thay vào đó họ có thể thực hiện giao dịch dựa trên kỳ vọng rằng Fed cuối cùng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất một lần nữa.
Đây cũng là lý do tại sao đường cong lợi suất đảo ngược có thể không phải là một chỉ báo tuyệt vời, nhưng nó chắc chắn sẽ gửi thông điệp đến những người tham gia thị trường.
CHÊNH LỆCH LỢI SUẤT TPCP MỸ 2S10S KHUNG MONTHLY
S&P 500
Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 5% từ mức thấp thứ Ba, thiết lập mức cao nhất trong bảy tuần, vượt qua kháng cự xung quanh mốc 4,100, cho thấy động lượng tăng mạnh mẽ.
Hỗ trợ vào thứ Ba xuất hiện ở mức 3,915 (Fibonacci thoái lui 23.6% của đợt bán tháo năm 2022 và cũng là mức cao nhất từ hai tuần trước). Nến Daily đóng cửa ở mức 3923, râu nến chạm mốc 3915 trong một thời gian ngắn, hình thành mức hỗ trợ.
Mức thoái lui Fib 38.2% tại 4085 và mốc 4100 là kháng cự vào hôm thứ Năm.
Khả năng đợt tăng giá này chỉ là sự phục hồi trong xu hướng tổng thể (bearish). Nhưng với động lượng mạnh mẽ như vậy, giá có thể vẫn chưa đạt đỉnh và vẫn còn cơ hội để giao dịch. Vùng kháng cự tiếp theo trên biểu đồ trải dài từ các mức Fibonacci ở 4,186 lên đến 4,223. Nếu phe bò có thể mạnh mẽ phá trên vùng đó, thì xu hướng có thể thay đổi. Tuy nhiên, vùng màu đỏ bên dưới đây có thể gây ra nhiều cản trở.
BIỂU ĐỒ S&P 500 KHUNG DAILY
NASDAQ 100
Nasdaq đã tăng hơn 7% lên mức 16.73%. Mặc dù đây là một động thái lớn, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 17.97% của tháng 3 trước khi phe bán có thể kiểm soát lại tình hình.
Sau khi tạo đáy tháng 6, nêm giảm được hình thành và được theo dõi cho đà tăng giá. Đà bứt phá đầu tháng 7 đã đưa giá kiểm tra lại mức hỗ trợ (kháng cự cũ trước đó) một tuần sau đó.
Tại thời điểm này, chỉ số Nasdaq đang test kháng cự ở các điểm Fibonacci. Fib thoái lui 23.6% ở 13,050 - Fib 38.2% sẽ tạo nên vùng kháng cự.
Nếu phe bán có thể duy trì dưới 13,050 vào đầu tuần tới, thì giá có thể sẽ đảo chiều.
BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ NASDAQ 100 KHUNG DAILY
DOW JONES
Chỉ số Dow Jones đã giao dịch quanh vùng kháng cự hợp lưu tại 32,400.
Điểm kháng cự đáng chú ý tiếp theo ở khoảng 33,236, đỉnh cuối tháng 5 và đầu tháng 6 trước khi giá rơi vào một đợt giảm mạnh đẩy xuống mức thấp nhất hàng năm hiện tại.
Ngoài ra, có một khu vực hợp lưu khác ở phạm vi 34,084 - 34.133, với một vài mức Fibonacci khác cho dự báo xu hướng giảm.
BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ DOW JONES KHUNG DAILY
DailyFX