Việt Nam nỗ lực khẳng định vị thế trong ngành công nghệ toàn cầu: Từ “kẻ phụ thuộc” đến đối tác chiến lược

Việt Nam nỗ lực khẳng định vị thế trong ngành công nghệ toàn cầu: Từ “kẻ phụ thuộc” đến đối tác chiến lược

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

11:38 14/10/2024

Việt Nam đang chuyển mình từ vai trò “kẻ phụ thuộc” thành một trung tâm sản xuất công nghệ hấp dẫn bên cạnh Trung Quốc.

Việt Nam đã tận dụng cơ hội dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và phát triển năng lực sản xuất các thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đóng vai trò “người thay thế” trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc đã gây áp lực lên cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động Việt Nam. Những thay đổi trong ban lãnh đạo và chiến dịch chống tham nhũng kéo dài cũng tạo ra nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Sự phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu công nghệ đã khiến Việt Nam dễ tổn thương trước những biến động của thương mại quốc tế. World Bank đã cảnh báo rằng cơ hội của Việt Nam trong việc giữ vai trò kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu “đang bị thu hẹp.” Để vượt qua thách thức, Việt Nam cần tập trung cải thiện nội lực: nâng cao tay nghề lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa nền kinh tế để có thể phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đàm phán mạnh mẽ hơn với các tập đoàn công nghệ lớn để có được nhiều lợi ích hơn.

Vừa qua, Việt Nam đã công bố kế hoạch hợp tác với Meta Platforms Inc., mở rộng sản xuất dòng tai nghe thực tế hỗn hợp giá rẻ, dự kiến tạo ra 1,000 việc làm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, động thái này “chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong hệ sinh thái sản xuất của Meta.”

Meta, công ty mẹ của Facebook, sẽ bắt đầu triển khai một khóa học về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Quốc gia Việt Nam từ năm tới, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ. Đây là một bước đi quan trọng, nhưng chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao các chương trình đào tạo và chia sẻ kiến thức, không chỉ dừng lại ở việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài.

Đầu năm nay, Apple cũng đã cam kết gia tăng chi tiêu cho các nhà cung cấp ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn những nhà cung cấp này lại là các công ty Trung Quốc hoặc có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đến đây. Để thay đổi tình hình, Việt Nam có thể học hỏi từ Trung Quốc, bằng cách thu hút Apple đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển cũng như đào tạo kỹ thuật. Sự phụ thuộc của ngành công nghệ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc không phải chỉ trong ngắn hạn, mà là kết quả của một kế hoạch dài hạn và chiến lược hợp tác.

Việc đầu tư vào công nghệ và nâng cao kỹ năng của người lao động sẽ giúp Việt Nam tiến đến một nền kinh tế có giá trị cao hơn, đồng thời tạo ra sự bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các công ty công nghệ. Silicon Valley đã theo dõi Việt Nam trong nhiều năm nhưng vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc. Cam kết lâu dài với Việt Nam sẽ củng cố mối quan hệ này và thể hiện sự tin tưởng.

Cơ sở hạ tầng là một thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt. Khu vực phía Bắc, nơi đang thu hút nhiều đầu tư mới, gặp khó khăn trong việc cung cấp điện. Các quan chức đã yêu cầu Foxconn, nhà cung cấp của Apple, giảm 30% tiêu thụ điện tại một số nhà máy lắp ráp do tình trạng mất điện ảnh hưởng đến sản xuất. Việt Nam hiện đứng thứ 43 trong Chỉ số Hiệu suất Logistics của World Bank, sau khi giảm từ vị trí 39 vào năm 2018.

Nỗ lực nâng cấp lưới điện của Việt Nam đã bị chững lại do tình hình chính trị bất ổn và chiến dịch chống tham nhũng, khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh rằng môi trường pháp lý cần phải công bằng, minh bạch và có thể dự đoán được để thu hút đầu tư. Việt Nam đã cố gắng khẳng định mình không phải là Trung Quốc, nhưng cần có sự minh bạch hơn trong chiến dịch chống tham nhũng.

Dù gặp nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn thể hiện sức chống chịu đáng kể. Dữ liệu từ ld Bank công bố ngày 7/10 cho thấy trong khi đầu tư ở nhiều nước châu Á giảm mạnh, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Chính phủ cũng công bố mức tăng trưởng GDP hàng quý cao bất ngờ, mặc dù phải đối mặt với thiệt hại từ cơn bão Yagi vào tháng 9.

Meta, Apple và Google vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong khi SpaceX của Elon Musk có kế hoạch đầu tư 1.5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Nvidia cũng đã bày tỏ ý định mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Giờ đây, chính phủ cần tận dụng các mối quan hệ này để phát triển thành công và xây dựng một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phát thải ròng bằng 0: Chi phí nâng cấp toà nhà đang de doạ thị trường bất động sản thương mại tại Anh
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Phát thải ròng bằng 0: Chi phí nâng cấp toà nhà đang de doạ thị trường bất động sản thương mại tại Anh

"Tài sản mắc kẹt" - stranded assets - là nỗi ám ảnh của mọi nhà đầu tư bất động sản. Trong quá khứ, các tòa nhà thương mại thường bị bỏ trống phần lớn là do những thay đổi bất ngờ trong thói quen tiêu dùng (chẳng hạn như việc mua sắm trực tuyến làm cho các cửa hàng bách hóa truyền thống bị lãng quên).
Kịch bản nào cho chứng khoán Mỹ nếu Trump tái đắc cử?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kịch bản nào cho chứng khoán Mỹ nếu Trump tái đắc cử?

Thị trường chứng khoán Mỹ đang đối mặt với những thay đổi lớn khi Donald Trump đang dần lấy lại vị thế trong cuộc đua chính trị. Sự hồi sinh của Đảng Cộng hòa có thể gây ảnh hưởng đến lạm phát và triển vọng kinh tế. Liệu sự chuyển mình này sẽ mang lại cơ hội hay rủi ro cho các nhà đầu tư?
Bắc Kinh phác thảo kế hoạch kích cầu: Giới đầu tư vẫn đang chờ đợi "bom tấn"
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bắc Kinh phác thảo kế hoạch kích cầu: Giới đầu tư vẫn đang chờ đợi "bom tấn"

Thông báo được mong đợi từ lâu từ Trung Quốc về kế hoạch kích thích tài chính vào ngày thứ Bảy vừa qua đã thể hiện tham vọng lớn lao, nhưng lại thiếu vắng những con số cụ thể mà giới đầu tư cần để củng cố niềm tin vào quyết định gần đây của họ khi quay trở lại thị trường chứng khoán lớn thứ hai toàn cầu này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ