Vương Quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP

Vương Quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

11:33 17/07/2023

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Kinh doanh Kemi Badenoch của Anh đã chính thức ký một thỏa thuận xác nhận việc tham gia khối CPTPP (khối thương mại tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương), thỏa thuận thương mại hậu Brexit lớn nhất cho đến nay.

Vương Quốc Anh ký thỏa thuận CPTPP vào Chủ nhật tại New Zealand, dưới sự giám sát của quốc hội Anh, trong khi các quốc gia CPTPP khác cũng sẽ hoàn thành các quy trình lập pháp của riêng họ. Chính phủ Anh Quốc cho biết hơn 99% hàng hóa hiện tại của nước này xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP sẽ sớm đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất bằng 0.

Hiệp định CPTPP gồm 11 thành viên bao gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Australia, Việt Nam, Singapore và Malaysia, cùng các nước khác. Anh sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia Hiệp định. Với sự gia nhập của Anh, tổng GDP của khối đã tăng lên 12 nghìn tỷ GBP (15.7 nghìn tỷ USD).

Anh vẫn còn phải xem xét thỏa thuận này thực sự mang lại lợi ích như thế nào cho triển vọng tăng trưởng của họ. Dựa trên ước tính riêng của chính phủ, thỏa thuận này sẽ chỉ tăng GDP dài hạn thêm 0.08%, đem lại tác động rất nhỏ để bù đắp tổn thất thương mại của châu Âu do Brexit khi mà Vương quốc Anh chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020.

Badenoch cho biết hôm Chủ nhật rằng Anh đang sử dụng vị thế là một quốc gia thương mại độc lập để tham gia một “khối thương mại có tiềm năng, đang phát triển và hướng tới tương lai”.

“Việc tham gia CPTPP sẽ giúp phát triển nền kinh tế Vương quốc Anh và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mà các doanh nghiệp nằm trong CPTPP đã hỗ trợ cả nước,” bà nói trong một tuyên bố. Theo chính phủ trích dẫn dữ liệu năm 2019, cứ 100 công nhân ở Anh thì có một người làm việc cho một doanh nghiệp có trụ sở tại một quốc gia CPTPP.

Badenoch nói thêm rằng thỏa thuận này sẽ “mở ra những cơ hội to lớn và khả năng tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường hơn 500 triệu người.”

Hiệp định thương mại này phát triển từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiện đã không còn tồn tại, được khởi xướng bởi Hoa Kỳ nhưng đã tan rã sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi HIệp định.

Sean McGuire, Giám đốc thị trường Châu Âu tại Liên đoàn Công nghiệp Anh, cho biết thỏa thuận này, cùng với chương trình thương mại toàn cầu chiến lược của Anh, có “tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong các lĩnh vực quan trọng, như dịch vụ và công nghệ xanh, đồng thời cũng khiến chuỗi cung ứng của chúng ta linh hoạt hơn.”

“Là một trong những hiệp định lớn nhất trên toàn cầu, bao gồm một số thị trường năng động nhất thế giới, các công ty của Vương quốc Anh sẽ để mắt đến các cơ hội đầu tư và thương mại mới,” ông nói trong một tuyên bố gửi qua email.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ