Xu hướng "ưa chuộng" tân binh chính trị: Nên hay không?

Xu hướng "ưa chuộng" tân binh chính trị: Nên hay không?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:59 18/06/2024

Có lẽ ai cũng nhận thấy năm 2024 sẽ là một năm đi vào lịch sử của nền dân chủ, với hơn 30 cuộc bầu cử quốc gia trên toàn cầu. Nhưng chỉ trong vài ngày gần đây, các nhà bình luận thị trường mới bắt đầu tập trung vào tác động kinh tế của những cuộc đấu trí này.

Biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính trước các kết quả bầu cử ở Ấn Độ, Mexico và Nam Phi đã dấy lên một số câu hỏi cơ bản. Liệu nền kinh tế hoạt động tốt hơn dưới một chính phủ đa số vững mạnh, một liên minh rộng rãi, hay bởi một đảng cánh tả hay cánh hữu? Một nhà lãnh đạo đương nhiệm hay một gương mặt mới?

Để hiểu rõ hơn về phản ứng của thị trường tài chính, điều quan trọng là phải nhận ra chúng không bị chi phối bởi bất kỳ hệ tư tưởng nào. Mục tiêu của thị trường là tập trung vào triển vọng của nền kinh tế, chứ không phải hệ thống chính trị. Nghiên cứu của tôi cho thấy, dù chính phủ mạnh hay yếu, cánh tả hay hữu thì dường như ảnh hưởng đến kinh tế không nhiều. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo mới thường được công chúng cho rằng họ sẽ khiến nền kinh tế có mức tăng trưởng và lợi nhuận cao hơn.

Đừng vội đánh giá thấp chính phủ liên minh! Lịch sử cho thấy, quốc hội bị chia rẽ không đồng nghĩa với tình trạng kinh tế ảm đạm. Tại các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và Italy, nền kinh tế thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời chính phủ thiểu số.

Ấn Độ là một ví dụ: quốc gia này chỉ chuyển sang cách tiếp cận ít chủ nghĩa xã hội trong hoạch định chính sách sau khi trở thành một nền dân chủ đa đảng thực sự vào cuối những năm 1970, và nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi tình trạng đình trệ về tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong những thập kỷ tiếp theo. Vào ngày bầu cử năm nay, thị trường đã giảm sâu sau tin đảng của Thủ tướng Narendra Modi mất đa số tuyệt đối. Nhưng thị trường đã nhanh chóng hồi phục, có lẽ nhận ra rằng chính phủ liên minh không nhất thiết phải đồng nghĩa với tăng trưởng yếu kém hơn.

Cũng đúng như vậy với các đảng được gắn mác "cánh tả". Một nghiên cứu về 173 chính phủ tại 24 quốc gia cho thấy không có sự khác biệt về lợi nhuận thị trường chứng khoán, cho dù một đảng được coi là cánh tả hay hữu đang nắm quyền.

Đúng là khi một chính trị gia hô hào cách mạng được bầu, các nhà đầu tư thường không quá quan tâm đến, nhưng họ sẽ đánh giá những gì nhà lãnh đạo ấy làm khi lên nắm quyền. Trường hợp đáng nhớ nhất là Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil. Ông đã khiến các nhà đầu tư hoang mang trước khi nhậm chức năm 2002 với lời hứa tranh cử rằng sẽ vỡ nợ quốc gia, nhưng khi lên nắm quyền, ông lại theo đuổi chính sách kinh tế truyền thống.

Một kịch bản tương tự có thể đang diễn ra tại Mexico, nơi chiến thắng của bà Claudia Sheinbaum đã bất ngờ vượt quá dự đoán. Thị trường lo ngại rằng đảng Morena, sau khi trở lại nắm quyền, sẽ đẩy mạnh chương trình xã hội chủ nghĩa. Nhưng những gì bà Sheinbaum sẽ làm trong tương lai vẫn còn phải chờ xem.

Hoa Kỳ đã minh họa rõ ràng về bản chất không thiên vị của phố Wall. Kể từ cuối những năm 1860, khi hệ thống hai đảng chính trị bắt đầu ổn định, thị trường chứng khoán trung bình đạt lợi nhuận 68% mỗi nhiệm kỳ dưới các tổng thống đảng Dân chủ và 52% dưới các tổng thống đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, khoảng cách này không phản ánh sự thiên vị ngầm đối với bất kỳ đảng nào. Một cái nhìn sâu hơn vào dữ liệu cho thấy các điều kiện kinh tế (chủ yếu là tăng trưởng GDPlạm phát) thuận lợi hơn khi Đảng Dân chủ nắm quyền. Điều này phần lớn là do trùng hợp ngẫu nhiên.

Dường như có một quy luật: trong chính trị, những gương mặt mới thường mang lại hiệu quả tích cực hơn. Nghiên cứu của tôi trên 50 nền dân chủ kể từ cuối những năm 1980 đã cho thấy hơn 70 nhà lãnh đạo tại vị lâu dài. Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh và Pháp (đều sẽ tổ chức bầu cử trong tương lai gần), tăng trưởng GDP giảm dần từ 2.9% trong nhiệm kỳ đầu tiên của nhà lãnh đạo xuống 2.6% trong nhiệm kỳ thứ hai và chỉ còn 2.4% trong nhiệm kỳ thứ ba (nếu có). Ở các nước đang phát triển, nơi các nhà lãnh đạo có thể có tác động lớn hơn do ít bị ràng buộc bởi các thể chế, tăng trưởng trung bình giảm từ 5.3% trong nhiệm kỳ đầu tiên xuống 4.4% trong nhiệm kỳ thứ hai và chỉ còn 3.5% trong nhiệm kỳ thứ ba.

Thị trường dường như có khả năng cảm nhận được sự trì trệ khi các nhà lãnh đạo trở nên tự mãn và thiếu sáng tạo theo thời gian. Điều này được minh chứng rõ ràng qua hiệu suất của các thị trường chứng khoán. Tại các nền kinh tế mới nổi, thị trường vượt trội so với các thị trường tương đồng tới 20% trong nhiệm kỳ đầu tiên của một nhà lãnh đạo có thời gian tại vị lâu dài. Tuy nhiên, mức lợi nhuận chỉ ở mức trung bình trong nhiệm kỳ thứ hai và giảm sút đáng kể trong nhiệm kỳ thứ ba. Ngay cả tại Mỹ, khoảng cách này cũng rất đáng kể. Kể từ cuối những năm 1860, 8 vị tổng thống đã phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, với lợi nhuận thị trường chứng khoán trung bình là 80% trong nhiệm kỳ đầu tiên và chỉ còn 29% trong nhiệm kỳ thứ hai.

Sự thăng trầm của nền kinh tế và thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chính trị chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể. Tuy nhiên, đối với những ai đang cố gắng dự đoán tác động kinh tế của các cuộc bầu cử toàn cầu năm nay, điều khôn ngoan là đừng chỉ tập trung vào đa số áp đảo hay phe phái chính trị. Thay vào đó, hãy hướng sự chú ý đến những gương mặt mới.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ