Xuất khẩu cứu Nhật Bản "một bàn thua trông thấy" trong quý II

Xuất khẩu cứu Nhật Bản "một bàn thua trông thấy" trong quý II

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

09:59 18/07/2024

Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 6, củng cố quan điểm rằng trong quý II, nền kinh tế sẽ phục hồi sau sự suy giảm hồi đầu năm.

Bộ Tài chính báo cáo hôm thứ Năm rằng xuất khẩu tăng 5.4% so với cùng kỳ một năm trước, dẫn đầu là các thiết bị sản xuất chip và kim loại màu, thấp hơn mức 7.2% được các nhà kinh tế dự kiến.

Nhập khẩu tăng 3.2% so với mức tăng 9.6% mà các nhà phân tích ước tính. Với mức tăng nhập khẩu nhỏ hơn dự kiến, cán cân thương mại thặng dư 224 tỷ Yên (1.4 tỷ USD) từ mức thâm hụt 1.22 nghìn tỷ Yên trong tháng 5.

Xuất khẩu Nhật Bản tiếp đà tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý II

Trong khi thặng dư thương mại có thể giúp Nhật Bản tăng trưởng trở lại trong quý trước, các nhà kinh tế lại đưa ra lưu ý thận trọng về sức mạnh khác nhau của nhu cầu trong và ngoài nước. BoJ đang cân nhắc sức mạnh của nền kinh tế trước khi đưa ra quyết định chính sách tiền tệ mới nhất vào cuối tháng. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ công bố cắt giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Khoảng 1/3 số nhà kinh tế được thăm dò kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa.

Yutaro Suzuki, nhà kinh tế tại Daiwa Securities, cho biết: “Tôi nhận thấy GDP quý II sẽ phục hồi so với quý I, nhưng đó sẽ không phải là mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nhập khẩu yếu cho thấy nhu cầu trong nước yếu và do đó tiêu dùng yếu. Nếu không có xác nhận rằng tiêu dùng đang phục hồi, BoJ sẽ khó có thể có động thái”.

Giá trị của các lô hàng xuất khẩu được thúc đẩy bởi việc đồng Yên suy yếu. Bộ tài chính cho biết USDJPY dao động trung bình ở mức 156.64 trong tháng 6, cao hơn 12.5% so với một năm trước.

Tính theo khu vực, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ tăng 11%, giảm một nửa so với tốc độ tăng trưởng của tháng trước. Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chỉ tăng 7.2% (trước đó: 17.8%) và xuất khẩu sang EU giảm 13.4%. Tăng trưởng của Trung Quốc bất ngờ chậm lại với tốc độ yếu nhất trong 5 quý, gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng cường hỗ trợ.

Việc đồng Yên suy yếu giúp tăng thu nhập ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, nhưng gây ra các tác động trái chiều đối với nền kinh tế Nhật Bản. Đồng nội tệ yếu hơn làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát năng lượng, thực phẩm và vật liệu của quốc gia khan hiếm tài nguyên.

Nền kinh tế Nhật Bản cần xuất khẩu mạnh mẽ để phục hồi trong quý II, đặc biệt khi chi tiêu tiêu dùng vẫn còn yếu và lạm phát dai dẳng đè nặng lên các hộ gia đình. Nền kinh tế suy thoái trong quý đầu tiên với việc cả người tiêu dùng và công ty đều cắt giảm chi tiêu.

Các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi tác động của đồng Yên yếu đối với nền kinh tế và giá cả trước khi đưa ra quyết định chính sách tiếp theo. Các nhà chức trách đã can thiệp vào thị trường ngoại hối nhiều lần trong năm nay để hỗ trợ đồng nội tệ. Những động thái vào tuần trước được coi là ví dụ mới nhất về nỗ lực can thiệp tiền tệ của chính quyền Nhật Bản.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ