Xung đột vũ trang từ các nước Trung Đông, Ukraina và Nga thúc đẩy dầu thô tăng giá

Xung đột vũ trang từ các nước Trung Đông, Ukraina và Nga thúc đẩy dầu thô tăng giá

14:49 21/01/2022

Xung đột vũ trang từ các nước Trung Đông, Ukraina và Nga thúc đẩy dầu thô tăng giá
Xung đột vũ trang từ các nước Trung Đông, Ukraina và Nga thúc đẩy dầu thô tăng giá

Giá dầu thô kỳ hạn trong tuần bắt đầu ngày 17/01 chìm trong sắc xanh, tăng 3.26% cho đến 3.35 pm ngày 20/01/2022 so với mức của tuần trước. Trên thực tế, kể từ ngày 22/12/2021, giá dầu thô kỳ hạn đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi vượt qua vùng đỉnh cũ tháng 10 là 81.89 USD, với các nhịp chỉnh ngắn hạn hầu như rất ngắn. Bên cạnh hỗ trợ từ hạn chế trong việc gia tăng nguồn cung từ Mỹ và nhiều quốc gia trong OPEC, thời gian gần đây, các hợp đồng tương lai dầu thô còn được hỗ trợ bởi việc xung đột vũ trang giữa các quốc gia có sản lượng thuộc hàng đầu OPEC là Ả Rập Xê Út, UAE và Iran. Ngoài ra, tình hình căng thẳng chính trị giữa Ukraina và Nga cũng là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy giá khí tự nhiên lẫn dầu thô tăng trưởng mạnh mẽ.

Diễn biến xung đột giữa UAE và nhóm hồi giáo nước Yemen

Vào ngày thứ hai, nhóm hồi giáo Houthi tại Yemen ghi nhận sử dụng máy bay không người lái (drones) để tấn công Abu Dhabi, thuộc UAE. Thao ghi nhận từ Reuters, UAE đang tập hợp nhóm vũ trang quốc gia để trả đũa nhóm Houthi. Đồng thời, sáng ngày 18/01/2022, tờ báo này cũng ghi nhận việc nhóm vũ trang liên minh, dẫn đầu bởi Ả Rập Xê Út đang tấn công nhóm Houthi tại Yemen thông qua đường hàng không. Ả Rập Xê Út là quốc gia có mức sản lượng hàng đầu OPEC, đạt khoảng 9.76 triệu thùng trong tháng 10 theo ghi nhận từ báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng - tháng 12 từ OPEC. Với việc xung đột nội bộ nghiêm trọng giữa các quốc gia Trung Đông, giảm sản lượng dầu thô của Ả Rập Xê Út, Iran và UAE là điều gần như sẽ xảy ra.

Sản lượng và mức công suất thừa của OPEC theo ghi nhận từ IEA và Bloomberg

Sản lượng và mức công suất thừa của OPEC theo ghi nhận từ IEA và Bloomberg

Do đó, tin tức trên mang tính chất tác động đến thị trường dầu thô toàn cầu. Ba quốc gia Ả Rập Xê Út, Iran và UAE có mức sản lượng chiếm đến 55% tổng sản lượng của toàn OPEC và chiếm đến hơn 70% lượng công suất thừa còn lại để gia tăng sản lượng của toàn OPEC. Đồng thời, OPEC lại là thị trường sản xuất dầu lớn nhất thế giới khi chiếm đến khoảng 30% sản lượng toàn cầu.

Tác động đến cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna

Bên cạnh việc tác động tiêu cực lên mức sản lượng dầu thô khoảng 2.8 triệu thùng/ngày của UAE, việc này còn có liên kết sâu xa đến cuộc họp đàm phán hạt nhân giữa Mỹ- Iran và nhiều quốc gia khác. Trong cuộc đàm phán tại Vienna, UAE còn được biết đến như là đồng minh chủ lực của Mỹ để tạo áp lực lên Iran giảm thiểu xây dựng cơ sở hạ tầng và gia tăng công suất sản xuất Uranium. Từ việc xung đột tai UAE, thị trường lo ngại rằng Iran sẽ còn tiếp tục gây khó khăn trong việc đưa cuộc đàm phán Vienna đến thoả thuận tốt đẹp.

Việc cuộc đàm phán tại Vienna không mang lại kết quả như mong đợi cũng sẽ là yếu tố tích cực cho dầu thô kỳ hạn. Xét về yếu tố chính trị, Iran - một trong các quốc gia chủ lực của OPEC dường như sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc gia tăng nguồn cung ở thời điểm hiện tại, do các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu thô từ Mỹ chỉ cho phép Iran có thể xuất khẩu được khoảng 1.2-1.4 triệu thùng dầu thô/ngày, bao gồm cả thị trường xuất khẩu dầu thô qua chợ đen. Trong vài tháng qua, việc cuộc đàm phán thành công chính là điều được các nhà đầu tư dầu thô kỳ hạn với vị thế mở lo ngại, do nó có thể gỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho dầu thô xuất khẩu mà Mỹ dành cho Iran, mang con số xuất khẩu dầu thô của Iran quay trở lại mức như thời kỳ 2017-2018, với trung bình 2.5 triệu thùng/ngày.

Sự hỗ trợ đối với dầu thô kỳ hạn từ nguy cơ cuộc tấn công của Nga đối với Ukraina

Trên thực tế, hai quốc gia Ukraina và Nga đã có quan hệ mật thiết từ thời Trung Cổ. Theo ghi nhận, ước tính có khoảng 100,000 binh lính Nga, đi cùng với các trọng pháo và xe tăng đã được dàn dựng sẵn nhiều tuần liền ngay tại vùng ranh giới Ukraina.

Phía tổng thống Mỹ - Biden cũng đã khẩn cấp đưa ra nhiều phát biểu cho rằng bất cứ hành động nào từ phía Nga đi xa hơn lúc này đều sẽ bị xem là hành động xâm lược. Mặc dù Mỹ và các quốc gia khối NATO đã cố gắng sắp xếp thảo luận cùng Phó Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga - Sergei Ryabkov, vị này cho biết rằng Nga không còn thêm lí do nào cho việc đàm phán vấn đề này cùng Mỹ và NATO. Các quốc gia khối liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO gần đây nhất đã cử binh lính đến vùng đột kích của Nga tại phía tây Châu Âu, trong khi Mỹ cũng cho biết đang thảo luận các sự trừng phạt dành cho Nga với các đồng minh Châu Âu của mình.

Tính đến hiện tại, bên cạnh vùng biên giới đất liền với Ukraina, Moscow cũng gia tăng lực lượng ở vùng gần bờ biển Ukraina, bao gồm các lực lượng lội nước và thuỷ quân lục chiến, khía cạnh yếu nhất trong quân sự của Ukraina. Do đó, khả năng di chuyển của các tàu thuyền chở hàng hoá trong khu vực cũng bị hạn chế, đặc biệt tại các khu cảng phía tây nam của thành phố Berdyansk và Mariupol – hai khu vực quan trọng bậc nhất trong hệ thống vận tải quan Ukraina.

Do Ukraina là khu vực trung chuyển khí tự nhiên nhập khẩu quan trọng cho các nước thuộc Châu Âu, và Châu Âu cũng nhập khẩu hơn 60% lượng khí đốt của mình từ Nga, giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 2 tại Châu Âu đã trở nên biến động rất mạnh. Sản lượng khí đốt đi qua vùng Velke Kapusany – Slovakia được ghi nhận giảm đến 70%, còn 276 gigawwatt/giờ mỗi ngày (Slovakia là khu vực khí tự nhiên sẽ di chuyển qua khi rời khỏi Ukraina phân phối đến các quốc gia Châu Âu khác). Do dầu thô cũng là một loại năng lượng thay thế cho khí đốt, sự hỗn loạn giữa Nga và Ukraina đã gián tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Châu Âu lẫn nhiều nước khác trên thế giới.

Đồng thời, việc tập trung đến chính trị và quân sự cũng khiến cho mức tài nguyên dự kiến được đầu tư vào việc gia tăng công suất khai thác và sản lượng dầu thô của Nga sẽ giảm. Việc hạn chế đầu tư còn xảy ra trong bối cảnh Nga đã gần như chạm đến giới hạn về công suất của mình. Nga được thị trường tin rằng sắp tới sẽ chỉ có đủ khả năng gia tăng 60,000 thùng/ngày mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022, thấp hơn mức hạn ngạch gia tăng 100,000 thùng/ngày mỗi tháng được cấp từ OPEC+. Nga đã liên tục gia tăng nguồn cung để bù lại cho các nước OPEC sản xuất dưới hạn ngạch do không đủ kinh phí đầu tư vào hạ tầng và khai thác như Nigeria, Angola,… kể từ tháng 7/2021. Đóng vai trò là quốc gia dẫn đầu các khai thác dầu thô ngoài OPEC, chiếm khoảng 10% sản lượng dầu thô toàn cầu nên việc ngừng gia tăng sản lượng của nước này sẽ có sự tác động mạnh lên sản lượng toàn khối OPEC+, và sản lượng của toàn thế giới.

Việc xảy ra tình hình chính trị căng thẳng giữa nhiều quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu thô sẽ hỗ trợ thúc đẩy mạnh cho việc tăng giá dầu thô. Tuy nhiên, lưu ý rằng hiện thị trường vẫn chưa nắm rõ các mức thiệt hại sau các đợt tấn công trên giữa các quốc gia Trung Đông, nên chưa thể ước tính được dư địa tăng trưởng của giá dầu trong thời gian tới. Các nhà đầu tư trung-dài hạn của dầu thô cần có sự thận trọng, theo dõi diễn biến cũng như các số liệu về sự kiện này để đưa ra dự phóng cho trung đến dài hạn được chính xác hơn.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 04/11: Tuần mới đầy hứa hẹn cho giá vàng thế giới, SJC tiếp tục "bốc hơi" thêm nửa triệu đồng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 04/11: Tuần mới đầy hứa hẹn cho giá vàng thế giới, SJC tiếp tục "bốc hơi" thêm nửa triệu đồng

Sau phiên lao dốc cuối tuần qua cùng tình hình phức tạp và nhiều nhân tố tác động, các chuyên gia nhận định rằng khó có thể dự đoán được hướng đi của vàng trong tuần này, khuyến nghị nhà đầu tư tạm thời nên đứng ngoài thị trường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ