Yen có thể “sống sót” qua quý này?
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Sự kết hợp của việc các nhà đầu tư toàn cầu tỏ ra lo lắng, định vị thế thị trường cực đoan và mức định giá hấp dẫn sẽ hạn chế sự giảm giá hơn nữa của đồng yên, bất chấp khoảng cách chính sách lớn giữa Nhật Bản và nhiều nước khác.
Nhìn chung, đồng Yen đang bước vào quý yếu nhất trong năm theo truyền thống. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn kiên quyết trong chính sách nới lỏng, khiến đồng tiền này gặp bất lợi khi các đồng nghiệp từ Cục Dự trữ Liên bang đến Ngân hàng Trung ương Anh chuẩn bị cho thắt chặt chính sách.
Nhưng phần lớn điều này đều đã phản ánh vào giá - đồng tiền Nhật Bản đã trở thành đồng tiền yếu nhất trong G-10 so với đồng Dollar trong năm nay, giảm 7% - và các vị thế đầu cơ tương lai bearish ròng gần với mức cao nhất trong hơn hai năm, làm tăng khả năng của một cú siết vị thế.
Đồng Yen cũng nổi bật vì không đắt so với các đồng tiền khác. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, trên cơ sở tỷ giá hối đoái thực, đây là đồng tiền G-10 rẻ thứ hai.
Điều đó, và tính chất trú ẩn của nó, khiến đồng Yen trở thành ứng cử viên hàng đầu được hưởng lợi từ bất kỳ sự biến động nào của thị trường trước cuối năm: từ những lo lắng về tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, trần nợ của Mỹ, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, rủi ro pháp lý từ Bắc Kinh, khủng hoảng tài sản Trung Quốc và căng thẳng về Đài Loan.
Về mặt trong nước, từng tụt hậu so với các nước Mỹ và Châu Âu về tiêm chủng, Nhật Bản đã bắt kịp nhiều hơn và điều đó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế khi nước này mở cửa trở lại, thúc đẩy tâm lý đối với đồng tiền tệ.
Đồng Yen đã được giao dịch mà các nhà phân tích dự đoán nó sẽ kết thúc năm quanh mức 111 mỗi USD và dự báo vào cuối năm 2022 sẽ không vượt quá 112.
Điều đó cho thấy đồng tiền này có thể chịu được mức tăng khiêm tốn của lợi suất mà nhiều nhà đầu tư mong đợi và được thiết lập để phục hồi mạnh mẽ nếu lo ngại thị trường gia tăng.
Cormac Mullen, Bloomberg