10 rủi ro địa chính trị, tài chính đối với nền kinh tế toàn cầu

10 rủi ro địa chính trị, tài chính đối với nền kinh tế toàn cầu

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

16:11 28/06/2024

Viễn cảnh phù hợp nhất đối với thập kỷ tới là các nhà đầu tư, người tiêu dùng đều sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn và biến động hơn bao giờ hết.

Rủi ro địa chính trị/tài chính đang gia tăng và ngày càng khó dự đoán hay phòng ngừa hơn vì một lý do rất cơ bản: kỷ nguyên hội nhập và hiệp định toàn cầu đã kết thúc và bị thay thế bởi kỷ nguyên tan rã và bất hòa toàn cầu đang nóng lên. Theo thuật ngữ của nhà sử học Peter Turchin, khi mọi người tìm ra lý do để hợp tác, kết quả là một kỷ nguyên hội nhập; khi mọi người đều tìm lý do để không hợp tác thì kết quả là một thời đại bất hòa.

Hai động lực cốt lõi gây ra sự bất hoà và hỗn loạn: phi toàn cầu hóa và phi tài chính hóa.

Kỷ nguyên 30 năm toàn cầu hóa vốn phát triển cuối cùng đã bị đảo ngược làm giảm ảnh hưởng của thị trường và tăng ảnh hưởng của an ninh quốc gia. Trong khi kỷ nguyên toàn cầu hóa dẫn đến các hiệp định thương mại toàn cầu phục vụ một số lợi ích cốt lõi của các bên tham gia, thì kỷ nguyên phi toàn cầu hóa sẽ được đặc trưng bởi sự phân mảnh và các thỏa thuận bị cắt đứt giữa các quốc gia bên ngoài các liên minh truyền thống và các phe phái tư tưởng.

Trong quan điểm toàn cầu về chủ nghĩa tự do mới, thị trường là giải pháp cho hầu hết mọi vấn đề: mở cửa thị trường - để giá cả và những ý tưởng mới giải quyết mọi vấn đề. Cấu trúc này hấp dẫn về mặt ý thức hệ, nhưng trong thế giới thực, các thị trường tạo ra sự phụ thuộc chuỗi cung ứng cực kỳ rủi ro vào các nguồn lực không đáng tin cậy ở nước ngoài. Những sự phụ thuộc này hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng khi mọi thứ sụp đổ, chúng gây ra sự kiện domino vượt xa những gì thị trường dự kiến hoặc có thể phòng ngừa.

Kỷ nguyên 50 năm tài chính hóa đang phát triển cuối cùng cũng đã đảo ngược. Tóm lại, tài chính hóa đã tối ưu hóa nguồn vốn gây bất lợi cho người lao động/người làm công ăn lương và tối ưu hóa hoạt động đầu cơ thông qua việc mở rộng tín dụng và đòn bẩy, cho phép tài chính hóa hầu hết mọi thứ trong nền kinh tế toàn cầu: lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ và vâng, thậm chí cả rủi ro.

Nhưng rủi ro hàng hóa có thể được phòng ngừa chỉ bao gồm những rủi ro có thể nhìn thấy và biết đến. Khi các thái cực trở nên cực đoan hơn, khả năng rủi ro thoát khỏi “hàng rào” phòng ngừa sẽ tăng lên theo những cách không thể định lượng và phòng ngừa được.

Các nhà kinh tế cho rằng nhiều nhà quan sát tập trung quá mức vào các rủi ro phát sinh từ các cuộc khủng hoảng tài chính. Ví dụ, một cuộc khủng hoảng trong thị trường phái sinh mờ ám với quy mô hàng nghìn tỷ USD có thể khiến nhà đầu tư nắm giữ hơp đồng phái sinh có tài sản thế chấp đảm bảo bắt đầu thu hồi lại các tài sản thế chấp.

Các nhà kinh tế không thể đảm bảo tính chính xác của kịch bản “The Great Taking”, nhưng ý tưởng cơ bản nhìn chung cũng khá rõ ràng: các công cụ phái sinh (chẳng hạn như CLO và CDO) có thể bao gồm các yêu cầu đối với tài sản thế chấp cơ bản dựa trên khoản vay như nhà hoặc xe cộ.

Rủi ro mà ít người đang thảo luận không phải là bản thân việc thu giữ tài sản mà là cơn bão lửa chính trị mà việc thu giữ sẽ gây ra. Công chúng đã phải chịu đựng một loạt các gói cứu trợ tư lợi và các giao dịch nội gián trong 15 năm qua, với lời đe dọa: “Nếu chúng ta không làm điều này, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ”. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của người dân đối với việc khai thác dải tài chính có thể cạn kiệt nhanh hơn giới chính trị tưởng tượng.

Trong khi nhiều nhà bình luận lưu ý rằng Trung Quốc tiếp tục giảm tỷ lệ nắm giữ TPCP Mỹ (UST) và xu hướng chung là phi đô la hóa, tức là bán bớt TPCP Mỹ và tìm kiếm các cơ chế thanh toán không liên quan tới USD. Dường như ít người nghĩ đến những rủi ro có thể phát sinh trong các dòng chảy của đơn vị tiền tệ khác. Ví dụ, nguồn vốn chảy khắp nền kinh tế toàn cầu dưới dạng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tiền chảy vào nền kinh tế dưới dạng đầu tư vào các tài sản như sản xuất, khai thác mỏ, nhà ở, du lịch...

Giống như dòng vốn rót vào hoặc chảy ra khỏi TPCP phản ánh lợi ích của mỗi quốc gia tham gia. Điều này tương tự với dòng vốn FDI và hoạt động mua bán hàng hóa chiến lược quan trọng.

Sự thay đổi quy mô lớn các dòng vốn toàn cầu này là hệ quả trực tiếp của hai yếu tố:

1. Tầm quan trọng của an ninh quốc gia trong việc tạo động lực thị trường (tức là lợi nhuận, xuất khẩu theo chủ nghĩa trọng thương, v.v.)

2. Sự phân mảnh của các hiệp định thương mại để ủng hộ các thỏa thuận đặc biệt với các đối tác thương mại, không chỉ bao gồm thuế quan mà còn tiếp cận các hàng hoá chiến lược quan trọng và các dòng vốn đầu tư.

Nói cách khác, thương mại không còn là việc mở ra các thị trường mới cho hàng xuất khẩu theo chủ nghĩa trọng thương và dùng USD thặng dư để mua TPCP, mà là đảm bảo các hàng hóa thiết yếu và dòng vốn để đổi lấy khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng và thị trường tài chính.

Kỷ nguyên trọng thương đã kết thúc: thương mại tự do đã tạo ra sự phụ thuộc nghiêm trọng của an ninh quốc gia vào kẻ thù “không đội trời chung”, điều này cần tránh và phải đảo ngược bằng mọi giá. Các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương, vốn phụ thuộc vào việc tăng cường xuất khẩu làm nguồn tăng trưởng kinh tế, sẽ thấy thị trường bị hạn chế khi việc tái địa phương hóa và toàn cầu hóa trở thành ưu tiên. Điều này bao gồm Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu khác.

Các thỏa thuận có thể xuất hiện bao gồm khả năng tiếp cận hàng hóa, bảo đảm mua TPCP, mở cửa lại các khu vực đã đóng cửa trước đây của các nền kinh tế trọng thương và tiếp cận đầu tư trực tiếp, không chỉ thương mại và thuế quan. Nói cách khác, sự phân mảnh của thương mại toàn cầu mở ra cơ hội cho các giao dịch giữa các quốc gia riêng lẻ, phù hợp với lợi ích riêng của họ, không chỉ bao gồm lợi ích trong thương mại mà còn trong việc đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm và dòng vốn.

Toàn cầu hóa không chết, nhưng nó đang yếu đi. “Toàn cầu hoá địa phương” đang dần thay thế.

Rủi ro cũng tăng lên khi các quy trình đã được thiết lập bị phá vỡ khi nhiều cuộc khủng hoảng xuất hiện và củng cố lẫn nhau - điều được gọi polycrisis. Khi các cơ chế đã được thiết lập không còn giải quyết được các cuộc khủng hoảng hoặc xung đột, thì các nhà lãnh đạo đương nhiên sẽ bị thúc đẩy để thử các biện pháp cực đoan hơn bao giờ hết nhằm giành lại quyền kiểm soát.

Mọi nhà lãnh đạo đều có xu hướng tính toán sai lầm, nhưng các chế độ độc tài với các nút ra quyết định tập trung cao độ thường dễ đưa ra những quyết định tồi tệ thảm khốc, vì họ đã cáo buộc những người bất đồng chính kiến ​​như những mối đe dọa đối với sự kiểm soát chính trị.

Xu hướng toàn cầu đang hướng tới chủ nghĩa độc tài, tập trung việc ra quyết định vào tay một số ít người. Điều này làm tăng nguy cơ của việc phán đoán hay tính toán sai lầm.

Giữa một thế giới rủi ro đang mở rộng một cách đáng lo ngại, Richard Bonugli và tôi thảo luận về 10 rủi ro được tập đoàn tại CedarOwl tập hợp lại. Bảng rủi ro địa chính trị của nhà đầu tư của CedarOwl. 10 rủi ro địa chính trị /tài chính đối với nền kinh tế toàn cầu:

1. Thu giữ tài sản thế chấp trong cuộc khủng hoảng phái sinh, hay còn gọi là "The Great Take"

2. Tấn công mạng

3. Cuộc chiến thuế quan

4. Tịch thu tài sản tài chính của nước khác

5. Bán/Tẩy chay TPCP Mỹ

6. Áp dụng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC)

7. Nga cấm xuất khẩu uranium sang phương Tây

8. Hạn chế đối với hàng hóa có ý nghĩa chiến lược

9. Lực lượng tiền điện tử tư nhân

10. Leo thang căng thẳng chiến tranh Ukraine

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ