200 nghìn một mớ rau? Lạm phát tại Úc đang làm khó tất cả mọi người, từ chủ nhà hàng đến thực khách

200 nghìn một mớ rau? Lạm phát tại Úc đang làm khó tất cả mọi người, từ chủ nhà hàng đến thực khách

10:29 06/10/2022

Tại Khu Phố Tàu, thánh địa ẩm thực của Sydney, giá các món ăn tại nhà hàng lâu đời Mother Chu’s đã tăng từ 20% đến 30% kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Các nhà hàng ở Úc sẽ phải đối mặt nhiều thay đổi trong bối cảnh lạm phát gia tăng
Các nhà hàng ở Úc sẽ phải đối mặt nhiều thay đổi trong bối cảnh lạm phát gia tăng

Alan Chu, chủ quán ăn Đài Loan này, cho biết việc giá các loại rau và thực phẩm khác tăng giá đã khiến ông buộc phải tăng giá thực đơn, trong khi đó nhà hàng của ông được biết đến là chuyên phục vụ các bữa ăn bình dân với giá dưới 30 AUD, tương đương khoảng 20 USD.

“Giá rau đã tăng mạnh, chẳng hạn như một bó bắp cải hoặc xà lách nhỏ có thể lên tới 10 - 12 AUD. Một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là lạm phát và chi phí tiền lương. Đây cũng một phần do Covid, buộc các doanh nghiệp phải cân bằng vấn đề này và rất khó để họ tiếp tục hoạt động."

Lũ lụt ở bờ biển phía đông Úc từ tháng 3 đến tháng 7 đã phá hủy mùa màng và đẩy giá lương thực ở Úc lên cao hơn nữa. Giá rau diếp tăng vọt lên 12 AUD (khoảng 8 USD) vào tháng 6 và tăng gấp 4 lần so với mức giá thông thường khoảng $2.90. Trong khi giá cả đã trở lại bình thường tại các siêu thị lớn, giá rau diếp đã biến động kể từ đầu đại dịch. Dữ liệu từ Bộ nông nghiệp Úc cho thấy giá đã tăng tới 350%, trước khi giảm và sau đó tăng trở lại.

Giá thực phẩm tăng cao

Tại Úc, giá thực phẩm đang tăng nhanh nhất trong số giá các mặt hàng tiêu dùng. Trong tháng 8, giá trái cây và rau quả đã tăng 18.6% so với cùng kỳ, theo Cục Thống kê Úc. Nhóm thực phẩm và đồ uống không cồn đã tăng lên 9.3% và, hầu hết các loại thực phẩm đều tăng giá.

Giống như nhiều quốc gia, Úc đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao kỷ lục. Lạm phát hàng năm trong tháng 8 đã tăng lên 6.8% từ mức dưới 2% trước đại dịch. Vào thời điểm Covid-19, lạm phát lương thực cũng thấp hơn, vào khoảng 1.3%.

Giá bánh bao và các món Tàu khác ở nhà hàng Taste of Shanghai cũng đã tăng từ 6-8% kể từ đầu năm. Chủ nhà hàng Jennifer Du cho biết cô phải cân đối với tình hình lạm phát và không tăng giá quá nhanh vì sợ mất khách. “Chẳng hạn, tôi không muốn giảm số lượng đồ ăn trong một món, vậy nên phải cần tăng giá, nhưng phải tăng từ từ." Giá rau và nguyên liệu đầu vào - bao gồm cả những loại nhập khẩu - tăng rất mạnh trong năm nay. Cô Du nói thêm "giá tăng vọt vào cuối đợt dịch Covid-19 và cùng với lũ lụt, các mặt hàng như rau quả và thực phẩm tươi sống trở nên rất đắt đỏ."

Thay đổi thói quen chi tiêu

Chris Lam, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Phố Tàu, đồng ý rằng giá thực phẩm đã tăng đặc biệt nghiêm trọng trong năm nay và cho biết nó đã bắt đầu tăng nhanh sau Lễ Phục sinh.

Ông Lam cho biết giá đã tăng kể từ khi bắt đầu đại dịch do áp lực từ gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí vận chuyển hàng hóa leo thang. Giá năng lượng và nhiên liệu tăng cao - phần lớn là do cuộc chiến ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn - cũng góp phần đẩy chi phí vận chuyển thực phẩm lên cao.

Ông Lam nói thêm giá gạo và dầu ăn nhập khẩu tăng mạnh nhất, và nhiều người tiêu dùng Úc đang hạn chế mua hai mặt hàng này. “Chúng tôi đều nhận thấy mỗi ngày rằng thói quen mua sắm của khách hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Mọi người thường do dự khi chi tiêu nhiều hơn, họ phải thắt lưng buộc bụng."

Lạm phát và tăng trưởng tiền lương

Finder, nền tảng theo dõi giá hàng tiêu dùng tại Úc, cho biết giá tăng đã vượt xa tăng trưởng lương trên toàn quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trong thời điểm đó, ngoài rau, giá thịt bò và thịt bê cũng tăng 33% trong khi các mặt hàng chủ lực như sữa, pho mát và trứng cũng tăng gần 12%.

Giá xăng dầu đã tăng hơn 30% kể từ năm 2019.

“Đó là điều mà tất cả chúng ta đều đã trải qua. Tôi đã mua một bình trà ở khu trung tâm thương mại Sydney vào tuần trước và tôi đã bị sốc khi nhìn thấy mức giá 6.70 AUD! Những con số này xác nhận rằng nhìn chung, chi phí sinh hoạt tại Úc đã tăng lên đáng kể”, Sarah Megginson, chuyên gia về tiền tệ tại Finder cho biết. Căng thẳng của các hộ gia đình về hóa đơn hàng tạp hóa cũng đã tăng lên trong năm qua.

Các chi phí gây căng thẳng cho người Úc là tiền thuê nhà và trả nợ thế chấp, hàng tạp hóa, xăng dầu và năng lượng. Finder cũng cho thấy 56% người Úc "hơi căng thẳng" về tình hình tài chính hiện tại của họ, và gần 1/5 người dân là vô cùng áp lực. Nhưng trong khi đó, 1/4 dân số Úc không hề lo ngại.

Vấn đề này bao giờ sẽ kết thúc?

Vào tháng 7, chính phủ Úc đã cảnh báo rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt đỉnh 7.75% vào cuối năm. Trong cuộc thăm dò được thực hiện bởi Hiệp hội Kinh tế Úc và The Conversation vào tháng 7, các nhà kinh tế đã nói rằng người Úc có thể vượt qua sự gia tăng chi phí này và đối phó với lạm phát lên đến 8%. Tuy nhiên, hầu hết họ đều cho rằng người dân Úc có thể chấp nhận lạm phát khoảng 3%, tức mức cao nhất trong biên độ của RBA.

Ngoài việc tăng lãi suất, nhiều người cho rằng việc giảm chi tiêu chính phủ cũng góp phần hạ nhiệt lạm phát. Khoảng 1/3 người được thăm dò ý kiến ​​cho rằng chính phủ nên đánh thuế siêu lợi nhuận đối với các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, và dùng số tiền thu được để giảm chi phí dịch vụ.

Jack Zhang, nhân viên kế toán của Accentor Associates, chia sẻ rằng tạm thời các chủ nhà hàng nên chuẩn bị cho sự thay đổi. Zhang cho biết ông đã giúp nhiều nhà hàng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của họ kể từ khi chính phủ rút hỗ trợ tài chính sau đợt đóng cửa vì đại dịch. Một số nhà hàng tự chủ quản lý. Zhang nói thêm, những người khác đã phải cắt giảm giờ làm việc cho nhân viên, trong khi đó tình trạng lãng phí thực phẩm đang trở thành một thách thức. “Nhiều nhà hàng không muốn tăng thêm phí sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ