5 lời khuyên tài chính ‘xương máu’ dành cho các bạn trẻ để không hối tiếc về sau
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Morgan Housel – một chuyên gia trong ngành tài chính, từng là lãnh đạo một công ty đầu tư mạo hiểm và dành phần lớn thời gian để nghiên cứu và viết lách về tài chính hành vi, ông đã đúc kết được 5 nguyên tắc quản trị tiền dưới đây mà các bạn trẻ nên bám theo. Bạn càng để lâu thì cái giá phải trả sẽ càng đắt đỏ.
Những mẹo kiểm soát tài chính cá nhân trong cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng bởi vì gần như không có những con đường đi tắt. Phần thưởng xứng đáng sẽ đổi lại thời gian và công sức. Có cả một ngành công nghiệp quản lý tư vấn tài chính cá nhân với vô số những lời khuyên mang lại cảm giác tốt đẹp và ổn định, nhưng thực chất mọi thứ không hề vận động một cách dễ dàng như vậy. Đây là thực trạng mà chúng ta cần nhận ra trước khi quá muộn.
#1: Hãy chấp nhận một cuộc sống dưới ngưỡng thu nhập trung bình của bạn để hạ cái tôi xuống.
Việc chi tiêu ở một ngưỡng vượt quá nhu cầu cơ bản của bạn thường là kết quả của việc thể hiện cái tôi và ‘đua đòi’ với xã hội. Vì vậy, việc tiết kiệm chỉ đơn giản là chuyển từ cách thể hiện ngoại hình và địa vị của bạn ngày hôm nay để dành cho những mục đích năng suất hơn trong tương lai.
Khi bạn định nghĩa tiết kiệm là khoảng cách giữa cái tôi và thu nhập của bạn, bạn sẽ nhận ra lý do tại sao có nhiều người với thu nhập tốt nhưng khoản tiết kiệm của họ lại rất ít. Việc bạn phải cùng lúc cố gắng xòe bộ cánh con công của bạn với xã hội và phải đuổi kịp những người khác đang làm điều tương tự chính là một nút thắt nan giải xảy ra hàng ngày.
Những người đã gặt hái được thành công trong quản lý tài chính cá nhân (không nhất thiết phải là những người có mức thu nhập cao) thường có xu hướng sống giản dị để người khác không nghĩ quá nhiều về họ. Đây là kỹ năng tài chính bị đánh giá thấp nhất.
#2: Đừng hẹn hò với người mà chẳng quan tâm đến việc kiểm soát chi tiêu.
Cách nhanh nhất để đốt tiền của bạn đó là kết hôn cùng với một người sở hữu vô số tham vọng chi tiêu. Nếu hai người cùng chi tiêu nhiều, nó còn an toàn hơn so với việc một người tiết kiệm và một người phá. Bởi bất đồng quan điểm trong chuyện tiền nong là một trong những nguyên nhân dẫn tới ly hôn.
Và bài học thứ hai trong quản lý tài chính cá nhân: Đừng ly hôn.
#3: Tránh những rắc rối từ khi bắt đầu.
Charlie Munger, phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, từng nói: “Không có một ai có thể trải qua cuộc phẫu thuật tim nhanh hơn người mà chẳng gặp vấn đề ngay từ ban đầu.” Áp dụng trong hoàn cảnh này: Không ai có thể thoát khỏi nợ nần nhanh hơn người đã né tránh từ khi bắt đầu.
Một phần lý do tại sao các khóa học ‘làm giàu’ thường rất phổ biến đó là bởi có quá nhiều người muốn trở nên giàu có nhanh chóng mà không muốn tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài.
Một sự thật luôn bị đánh giá thấp trong giới tài chính đó là bạn không cần phải đưa ra nhiều quyết định vĩ đại để trở nên giàu có, bạn chỉ cần đơn giản là kiên nhẫn không dính tới nợ nần trong một khoảng thời gian dài.
#4: Hãy tận dụng triệt để những gì bạn có với chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao.
Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu như: Chương trình cao đẳng cộng đồng đủ để đáp ứng những yêu cầu học thuật chung, lại còn có mức học phí ưu đãi dành cho sinh viên sinh sống trong khu vực gần trường học và có phòng thư viện công cộng.
#5: Chọn một con đường sự nghiệp không hẳn là đam mê của bạn, nhưng có thể trả một mức lương tương xứng.
Có một lời khuyên rất hay từ nghệ sĩ hài kịch Chris Rock dành cho đám trẻ: “Các em không thể biến hóa thành bất cứ thứ gì các em muốn; bạn có thể làm những gì bạn giỏi, miễn là có người trả tiền để thuê bạn làm việc đó”. Lời khuyên từ Giáo sư MBA Scott Galloway cũng rất hay: “Những người bảo bạn theo đuổi đam mê của mình thì đã rất giàu.”
Đó là một thông điệp không mấy phổ biến, nhưng một con đường nghề nghiệp không phải là niềm đam mê của bạn, nhưng bạn vẫn có thể kiếm được thu nhập tốt, được ưu tiên chứ không phải là phương án thay thế. Đây là sự đánh đổi với việc kiếm được ít tiền nhưng có nhiều sự tự do hơn. Một công việc làm vì đam mê nhưng mang lại thu nhập thấp có thể khiến bạn hối hận và bực tức khi bạn về già, khi bạn có con, đối mặt với các khoản nợ bất động sản và tất cả các loại hóa đơn cứ càng ngày càng tăng cao hơn. Tất cả những cái kể trên đủ để trở thành một gánh nặng vô hình bóp nghẹt đi niềm vui mà bạn có được khi làm những công việc ‘vì đam mê’.
Tuy nhiên, so với một công việc mà bạn được trả một mức lương xứng đáng (với điều kiện bạn sống dưới mức đó để dành tiết kiệm một phần thu nhập đó), bạn có thể tận hưởng một mức độ thoải mái về tiền bạc để theo đuổi đam mê bởi sở thích khi đó hoàn toàn có thể mang lại niềm vui.