Bản tin hàng hóa ngày 25/01: Giá lúa mì và ngô tăng điểm trong phiên giao dịch đỏ lửa của toàn thị trường

Bản tin hàng hóa ngày 25/01: Giá lúa mì và ngô tăng điểm trong phiên giao dịch đỏ lửa của toàn thị trường

15:42 25/01/2022

Trong ngày 24/01 đã có 1 phiên giao dịch tương đối phân hóa giữa các mã hàng và nhóm hàng. Nhóm nông sản chứng kiến giá lúa mì tăng mạnh do lo ngại về căng thẳng giữa Nga và Ukraina, tạo động lực cho giá ngô tăng.

Giá lúa mì và ngô tăng điểm trong phiên giao dịch đỏ lửa của toàn thị trường
Giá lúa mì và ngô tăng điểm trong phiên giao dịch đỏ lửa của toàn thị trường

Trong ngày 24/01 đã có 1 phiên giao dịch tương đối phân hóa giữa các mã hàng và nhóm hàng. Nhóm nông sản chứng kiến giá lúa mì tăng mạnh do lo ngại về căng thẳng giữa Nga và Ukraina, tạo động lực cho giá ngô tăng. Trái lại, việc giá dầu giảm đã gây sức ép lên giá đường trên thế giới. Thị trường dao động khá mạnh với tâm lý risk-off trước khi cuộc họp FOMC đầu tiên trong năm 2022 diễn ra với lo ngại về việc tăng lãi suất vào đầu tháng 3.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukrania vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. NATO hôm thứ hai cho biết rằng khối này đang đặt các lực lượng ở chế độ chờ, đồng thời tăng cường nhiều tàu và máy bay chiến đấu hơn cho Đông Âu. Hành động trên được phía Nga cho là “sự cuồng loạn” của phương Tây để đáp trả việc nước này tăng cường quân đội ở biên giới Ukraina.

Chứng khoán châu Âu giảm vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào tuần tới và theo dõi diễn biến căng thẳng ở Ukraine với Nga đang gia tăng. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ họp vào thứ Ba và thứ Tư để quyết định các bước tiếp theo cho chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Trong khi đó, lo ngại có thể xảy ra xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga cũng tiếp tục tăng rủi ro trên thị trường.

Lợi tức trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ cũng gặp khó trong sáng thứ Hai, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang. Cuộc họp chính sách trong tháng Giêng của Fed sẽ bắt đầu vào thứ Ba. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm bất kỳ manh mối nào về việc ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất bao nhiêu trong năm nay.

Tại phố Wall, chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm phiên thứ bảy liên tiếp xuống mức 33,622 điểm. Việc bán tháo này được coi là biện pháp chống lại khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Diễn biến giá dầu thô

Giá dầu đã chịu áp lực giảm do đồng đô la mạnh lên và các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến. Tuy nhiên, căng thẳng ở Ukraine trong các tuần qua đã làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Đông Âu. Điều này sẽ tiếp tục khiến rủi ro biến động giá ở mức cao trong thời gian tới.

Mặt khác, tồn kho khí đốt tự nhiên của miền Tây Canada vẫn đang ở mức thấp nhất từng được ghi nhận trong 7 năm cho đến khi mùa đông kết thúc. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt khí tự nhiên cho nhu cầu và làm tăng giá khí tự nhiên. Cụ thể, trữ lượng khí đốt tự nhiên ở miền Tây Canada đang ở mức 296 Bcf tính đến ngày 24/01, theo dữ liệu từ S&P Global. Con số này thấp hơn 24% so với trung bình trong 5 năm là 386 Bcf trong khi miền Đông của khu vực được dự báo sẽ đón nhiệt độ lạnh bất thường trong thời gian còn lại của mùa đông.

Đánh giá: Tích cực

2. ĐƯỜNG

Diễn biến giá đường

Brazil đã xuất khẩu 433,440 tấn đường và mật mía trong tuần thứ 3 của tháng 1 và thu về 371.86 triệu $, theo thông tin từ Ban Thư ký ngoại thương (Secex) thuộc Bộ Kinh tế Brazil. Nếu tính trung bình hàng ngày, xuất khẩu đường và mật mía của Brazil chỉ đạt 69,140 tấn/ngày trong tuần thứ 3 của tháng 1, thấp hơn 30% so với bình quân tháng 01/2021 (100,140 tấn/ngày).

Đánh giá: Tiêu cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Diễn biến giá đậu tương

Giao hàng đậu tương Mỹ trong tuần qua giảm nhẹ so với tuần trước đó, với 47.7 triệu giạ. Con số này khá thấp so với dự đoán từ các nhà phân tích (44.1 triệu – 69.8 triệu giạ). Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, với 23.5 triệu giạ. Tổng lượng đậu tương xuất khẩu trong niên vụ 2021/22 vẫn thấp hơn cùng kì niên vụ trước, với 1.277 tỉ giạ.

Trong khi đó, việc thu hoạch đậu tương Nam Mỹ mùa này đang diễn ra và vài cơn mưa có lợi đang đến với vùng này đã tạo áp lực giảm giá cho đậu tương. Ở Brazil, thu hoạch đậu tương của mùa vụ hiện tại đã đạt 5% nhờ tiến độ từ bang sản xuất hàng đầu Mato Grosso, theo thông tin từ AgRural. Các báo cáo từ các công ty tư vấn cho rằng sản lượng ở Mato Grosso là ổn định, tuy nhiên các khu vực xa hơn về phía Nam như Rio Grande do Sul, sản lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng. AgRural ước tính rằng tổng sản lượng của Brazil trong mùa vụ này sẽ đạt khoảng 4.902 tỉ giạ.

Đánh giá: Tiêu cực

4. LÚA MÌ

Diễn biến giá lúa mì

Giá lúa mì đang nhận được hỗ trợ mạnh từ căng thẳng giữa Ukraina và Nga gây ra tâm lý quan ngại về nguồn cung trong những ngày sắp tới.

Điều này gây lo ngại vì xuất khẩu lúa mì của Nga vốn đã rất thấp do tác động của việc gia tăng thuế. Tốc độ xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần tính đến ngày 20 tháng 1 đã chậm lại gần 4 lần so với tuần trước. Tổng con số xuất khẩu cho năm tiếp thị cho đến nay đạt 23 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết hôm thứ Hai. Xuất khẩu lúa mì trong tuần của Nga là 300,000 tấn, có nghĩa là tốc độ cho năm tiếp thị hiện tại thấp hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty tư vấn SovEcon của Nga ước tính rằng xuất khẩu lúa mì của nước này sẽ đạt 88.2 triệu giạ vào tháng 1 và là con số xuất khẩu trong tháng thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.

Xuất khẩu lúa mì Mỹ tăng 4.3% so với tuần trước đó, đạt 14.7 triệu giạ. Con số này nằm ở mức cao so với các ước tính từ thị trường (từ 9.2 triệu – 16.5 triệu giạ). Philippines là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, với 4.5 triệu giạ. Tổng lượng luỹ kế cho niên vụ 2021/22 vẫn thấp hơn một chút so với cùng kì niên vụ trước, với 485.7 triệu giạ.

Ngoài ra, Algeria đã mở thầu thu mua 50,000 tấn lua mì có nguồn gốc tùy chọn được vận chuyển vào tháng 2 và tháng 3. Gói thầu sẽ đóng vào thứ Tư ngày 26/01. Bộ trưởng Nông nghiệp nói rằng Algeria sẽ giảm nhập khẩu ngũ cốc khoảng 25-26% trong năm 2021/22, với sản lượng ước tính từ 2.7 đến 3 triệu tấn.

Đánh giá: Tích cực

5. NGÔ

Diễn biến giá ngô

Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, Mỹ đã xuất khẩu 43.9 triệu giạ ngô trong tuần trước, giảm 10% so với tuần trước đó. Con số này nằm trong vùng thấp trong dự tính của thị trường (từ 35.4 triệu – 63.0 triệu giạ). Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều ngô từ Mỹ nhất, với 13.7 triệu giạ. Tổng lượng ngô xuất khẩu trong niên vụ 2021/22 vẫn thấp hơn cùng kì năm ngoái, với 647.1 triệu giạ. Còn trong hôm qua, các nhà xuất khẩu tư nhân đã thông báo với USDA về việc bán 5.9 triệu giạ ngô giao cho các điểm đến giấu tên trong niên vụ 2021/22, tính từ ngày 01/09/2021, khả năng cao quốc gia giấu tên này chính là Trung Quốc.

Trong khi đó, một số nhà phân tích ước tính rằng Nam Mỹ có thể mất 20 triệu tấn sản lượng ngô do khô hạn trên hầu hết Argentina và Nam Brazil. Tuy nhiên, trận mưa cuối tuần ở Argentina và dự báo mưa ở Nam Brazil có thể hạn chế đà tăng của giá ngô. Thị trường cũng cho rằng xuất khẩu ngô cuối cùng của Mỹ năm 2021/22 có thể sẽ đạt gần 2,680 triệu giạ so với mức 2,425 triệu giạ của USDA.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0286 686 0068
  • Website: https://saigonfutures.com/
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ