Báo cáo CPI tháng 10 và triển vọng lãi suất dưới chính quyền Trump

Báo cáo CPI tháng 10 và triển vọng lãi suất dưới chính quyền Trump

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:54 14/11/2024

Chính sách thuế và cắt giảm lãi suất của Trump đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chiến lược trục xuất lao động bất hợp pháp có thể gây ra những tác động tiêu cực ngắn hạn đối với nền kinh tế và thị trường lao động.

Vào thứ Tư, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10. Lạm phát tháng này tăng 0.2% so với tháng trước, kéo tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 2.6%, cao hơn mức 2.4% trong tháng 9, đúng như dự báo.

Chỉ số CPI cơ bản (loại trừ thực phẩm và năng lượng) tăng 3.3% so với năm trước, và tăng 0.3% so với tháng trước. Dữ liệu ổn định này mở ra khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 12. Sau khi cắt giảm 50 bps vào tháng 9 và 25 bps vào tháng 11, lãi suất hiện ở mức 4.50–4.75%. Khả năng cắt giảm thêm 25 bps vào tháng 12 là 82.5%, theo công cụ dự đoán FedWatch. Vậy, liệu các nhà đầu tư và người đóng thuế Mỹ có thể kỳ vọng vào những thay đổi lớn dưới chính quyền Trump?

Chính quyền Tổng thống Trump có ảnh hưởng đến lạm phát?

Nếu Trump là tổng thống trong 4 năm qua thay vì Biden, rất có thể lạm phát sẽ không có sự thay đổi đáng kể so với hiện tại. Vào tháng 6 năm 2022, CPI đạt đỉnh 9.1%, sau đó giảm mạnh nhờ vào các đợt cắt giảm lãi suất nhanh chóng của Fed từ tháng 3 năm 2022.

Nguồn cung tiền tăng lên trong lịch sử cuối cùng đã tạo nên tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Chính Trump là người đã khởi xướng các biện pháp phong tỏa chưa từng có trong đại dịch, khiến Cục Dự trữ Liên bang phải tăng cung tiền lên hơn 6 nghìn tỷ USD, gây lạm phát.

Để so sánh, các gói cứu trợ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 chỉ là 498 tỷ USD. Chính những gói cứu trợ này đã góp phần hình thành Bitcoin (BTC). Tương tự như vậy, trong nền kinh tế thực, việc tăng cung tiền làm giảm giá trị đồng USD và gây ra lạm phát. Thêm vào đó, Fed dường như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc bầu cử.

Vì vậy, dù là Trump hay Biden, sự gia tăng lạm phát có thể vẫn diễn ra giống nhau. Điều này cũng có thể áp dụng với vị trí Chủ tịch Fed. Tuy nhiên, liệu sự căng thẳng giữa Powell và Trump có gây ra những rủi ro bất ngờ cho các nhà đầu tư trong tương lai?

Các nhà đầu tư kỳ vọng gì từ Trump?

Trump nổi tiếng với sự quan tâm đặc biệt đến thị trường chứng khoán. Trong nhiệm kỳ đầu, ông thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán để xem phản ứng của thị trường đối với các chính sách của ông. Ví dụ, khi Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD vào tháng 8 năm 2019, thị trường đã giảm mạnh ngay sau đó.

Mặc dù ban đầu Tổng thống Trump đề xuất các mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng của thị trường khiến ông phải hoãn thực hiện và cuối cùng giảm các mức thuế này. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Trump tự hào về sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ. Đặc biệt, vào tháng 10 năm 2018, tại một cuộc mít tinh ở Tennessee, ông đã tuyên bố:

"Thị trường chứng khoán đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Kinh tế đang phát triển mạnh, tiền lương tăng, và số người Mỹ có việc làm cao nhất từ trước đến nay."

Trong một cuộc gặp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1 năm 2018, Trump cũng nói:

“Các bạn sở hữu rất nhiều cổ phiếu của Mỹ, vì vậy tôi đã giúp Thụy Sĩ càng giàu có hơn, và tôi rất vui về điều đó."

Với các mức thuế trở lại trong chiến dịch tranh cử của Trump, có thể ngôn từ này sẽ được dùng để đàm phán các thỏa thuận, trong khi mục tiêu chính vẫn là thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng. Hơn nữa, trong nhiệm kỳ đầu, Trump cũng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất. Mặc dù ông đã bổ nhiệm Jerome Powell làm Chủ tịch Fed, Trump không hài lòng vì Powell không cắt giảm lãi suất nhanh chóng, và đã nói: "Tôi tìm thấy ông Jerome ở đâu vậy? À, thôi, không phải lúc nào cũng thắng được!"

Lần này, khi Powell đang thực hiện chu kỳ giảm lãi suất, có thể sẽ ít xảy ra căng thẳng hơn. Powell sẽ giữ chức Chủ tịch Fed đến năm 2026, nhưng ông vẫn là Thống đốc Fed đến năm 2028. Tuy nhiên, những cựu Chủ tịch Fed như Ben Bernanke và Janet Yellen đều rời khỏi Hội đồng sau khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch.

Về chính sách trục xuất dân nhập cư

Mặc dù khẩu hiệu “trục xuất hàng loạt ngay lập tức!” xuất hiện trong chiến dịch của Trump, khả năng thực hiện một chiến dịch trục xuất quy mô lớn là rất thấp. Cần nhớ rằng khẩu hiệu “bắt giữ bà ta!” liên quan đến Hillary Clinton cũng chỉ là lời kêu gọi suông trong chiến dịch 2016 mà không có hành động cụ thể.

Nếu mục tiêu của việc trục xuất là những người nhập cư bất hợp pháp có tiền án, theo ước tính của Goldman Sachs vào tháng 6, con số này có thể là khoảng 1.2 triệu người. Nếu phạm vi trục xuất mở rộng ra tất cả những người nhập cư bất hợp pháp, có thể sẽ có ít nhất 11 triệu người bị trục xuất.

Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cắt giảm hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty tuyển dụng lao động bất hợp pháp. Liệu điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế?

Dựa trên các ví dụ ở Châu Âu, nhập cư từ các quốc gia ngoài khu vực Tây phương đã có ảnh hưởng tiêu cực. Tại Đan Mạch, tờ Economist đã báo cáo rằng "Người Đan Mạch đang quay lưng lại với nhập cư" khi dữ liệu cho thấy nhập cư mang lại đóng góp ròng tiêu cực vào ngân sách quốc gia. Tương tự, tại Vương quốc Anh, cơ quan Ngân sách đã chỉ ra rằng công nhân nhập cư có thu nhập thấp ít khi đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Làn sóng nhập cư bị phản đối mạnh mẽ tại Đan Mạch

Điều tương tự có thể áp dụng với lao động nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ, họ có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính quyền Trump tập trung vào việc khai thác lao động giá rẻ, điều này có thể thúc đẩy lợi nhuận cho các công ty, qua đó tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Người nhập cư trở thành gánh nặng cho nền kinh tế

Cuối cùng, mặc dù lao động giá rẻ có thể gây khó khăn cho thị trường lao động bản địa trong ngắn hạn, nhưng có khả năng chính quyền Trump sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này trong nhiệm kỳ của mình, nhằm duy trì sự ổn định cho thị trường chứng khoán.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những hành động "thất thường" gần đây của Fed có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của nước Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những hành động "thất thường" gần đây của Fed có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của nước Mỹ

Sự thiếu nhất quán trong chính sách tiền tệ của Fed, từ các động thái thay đổi lãi suất bất thường đến thông điệp thiếu rõ ràng, đang làm gia tăng biến động tài chính và sự bất ổn trong nền kinh tế Mỹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin thị trường mà còn đặt nền kinh tế toàn cầu trước những thách thức lớn, khi Mỹ vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng nhất thế giới.
Cuộc chiến muôn thuở mang tên "kiểm soát lạm phát" đang đình trệ và phân kỳ!
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Cuộc chiến muôn thuở mang tên "kiểm soát lạm phát" đang đình trệ và phân kỳ!

Chương trình nghị sự của Donald Trump, với những chính sách đầy bất định như áp thuế thương mại và cắt giảm thuế, đang gây áp lực lên chu kỳ cắt giảm lãi suất toàn cầu. Sự bất ổn trong nước, từ nguy cơ đóng cửa chính phủ đến áp lực tài khóa gia tăng, càng làm phức tạp thêm triển vọng chính sách tiền tệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ