BoJ có thể ít dovish hơn thị trường nghĩ
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
BoJ đang chuyển sang cách tiếp cận chính sách dựa trên dữ liệu nhiều hơn sau khi chấm dứt lãi suất âm, đồng thời mở ra cơ hội cho một đợt tăng lãi suất khác.
BOJ đã kết thúc chính sách lãi suất âm vào tuần trước, chấm dứt hàng thập kỷ kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bất chấp việc tăng lãi suất, JPY đã giảm hơn 1% kể từ khi xoay trục chính sách, do thị trường đánh giá BoJ sẽ chưa tăng lãi suất ngay trong năm nay.
Trong quyết định tuần trước, BoJ cho biết họ dựkỳ vọng rằng các điều kiện tài chính phù hợp sẽ được duy trì trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ tuyên bố của BoJ, ta sẽ thấy ngân hàng không hứa sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại mà thay vào đó họ nói "nước đôi" rằng lãi suất có thể ở mức thấp nếu điều kiện kinh tế và lạm phát ổn định. BoJ cũng không đưa ra cam kết nào về tốc độ tăng lãi suất trong tương lai. Có nguồn tin cho biết: “Thời điểm của đợt tăng lãi suất tiếp theo phụ thuộc vào dữ liệu, có nghĩa là tất cả các trường hợp đều có thể xảy ra”.
Phát biểu của BoJ tuần trước đã khác hẳn so với trước khi họ tăng lãi suất, khi đó họ khẳng định rằng sẽ tiếp tục chính sách siêu nới lỏng để đạt được mục tiêu lạm phát một cách ổn định và sẽ tăng cường kích thích nếu cần.
BoJ đang dần có cách tiếp cận giống các ngân hàng trung ương lớn khác, bao gồm cả Fed, vốn đã chuyển sang cách tiếp cận dựa trên dữ liệu nhiều hơn khi họ tăng lãi suất mạnh để chống lại lạm phát tăng cao.
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết rằng BoJ có thể tăng lãi suất nếu xu hướng lạm phát tăng cao. Ông cho biết: “Nếu lạm phát vượt quá dự báo của chúng tôi, có thể chúng tôi sẽ phải thay đổi chính sách”. Nhận xét này nhấn mạnh tầm quan trọng của dự báo lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng quý của BoJ tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 25-26/4. Mặc dù BoJ có thể sẽ không tăng lãi suất vào tháng tới, nhưng những dự báo mới sẽ đưa ra manh mối về triển vọng lạm phát.
Một cuộc khảo sát cho thấy đa số các nhà kinh tế kỳ vọng BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, hầu hết đều cho rằng việc tăng lãi suất sẽ diễn ra sớm nhất là vào quý IV.
Một số nhà phân tích coi việc JPY giảm có thể khiến lãi suất tăng cao hơn, vì sự sụt giảm của đồng tiền này có thể đẩy chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng trở lại. Ueda cho biết BoJ sẵn sàng ứng phó nếu sự biến động của JPY có tác động lớn đến kinh tế. Shunsuke Kobayashi, nhà kinh tế trưởng tại Mizuho Securities, cho biết sự giảm giá của JPY có thể là một yếu tố quan trọng thúc đẩy BoJ quyết định tăng lãi suất lần tiếp theo. Ông nói: “Có khả năng đáng kể BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa từ tháng 10 đến tháng 12 trở đi”.
Những người khác thậm chí còn kỳ vọng BoJ sẽ hành động tại cuộc họp của vào ngày 25-26/7, khi có thêm dữ liệu về đợt tăng lương của các doanh nghiệp nhỏ. Mari Iwashita, nhà kinh tế trưởng tại Daiwa Securities, cho biết: “Nếu có nguy cơ lạm phát tăng vọt, BoJ có thể hành động ngay trong tháng 7”.
Reuters