Các chỉ báo đo lường biến động cho thấy chu kỳ tăng giá của Bitcoin hiện chỉ vừa mới bắt đầu

Các chỉ báo đo lường biến động cho thấy chu kỳ tăng giá của Bitcoin hiện chỉ vừa mới bắt đầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:17 13/01/2021

Các chuyên gia tại Bloomberg cho rằng Bitcoin sẽ vẫn còn các yếu tố hỗ trợ để tiếp tục tăng trong năm 2021.

Bất chấp tốc độ tăng giá chóng mặt vừa qua, mức độ biến động của Bitcoin lại là khá nhỏ bé so với những lần tăng giá trước đây. Bên cạnh đó, sự manh nha xuất hiện của các quỹ đầu tư Bitcoin cũng hứa hẹn sẽ bồi đắp chiều sâu cho thị trường tiền kỹ thuật số trong tương lai. Dưới đây là tóm tắt một số quan điểm mới nhất ủng hộ cho xu hướng tăng của Bitcoin trong năm 2021 tới từ các chuyên gia tại Bloomberg.

1. Bitcoin có thể hướng tới mốc 100,000 đô-la khi mức độ biến động hiện vẫn ở mức thấp

Mức độ biến động của giá Bitcoin dường như vẫn đang trong giai đoạn phục hồi từ mức đáy, ám chỉ rằng tài sản này có thể sẽ tiếp tục tiến tới mốc 100,000 USD trong năm 2021, nếu như kịch bản trong quá khứ lặp lại. Biểu đồ dưới đây so sánh mức độ biến động trong 90 ngày của Bitcoin với mức biến động theo năm của chỉ số S&P 500 từ năm 2010. Vào năm 2012, khi tương quan mức độ biến động tạo đáy, Bitcoin sau đó đã tăng giá khoảng 130 lần khi đạt đỉnh và đối với năm 2016 là khoảng 40 lần. Lịch sử giá chỉ ra rằng giá Bitcoin đã tăng gấp 3 lần kể từ khi tương quan mức độ biến động trên tạo đáy vào mùa hè năm 2020 đến nay. Mức giá kết thúc năm 2020 ngay dưới 30,000 USD dự kiến có thể là ngưỡng hỗ trợ gần nhất.

Mức độ biến động của Bitcoin hiện tại chỉ tương đương với giai đoạn năm 2012 và 2016. Nguồn: Bloomberg Intelligence

2. Mức độ biến động thấp chính là nền tảng vững chắc cho đà tăng giá của Bitcoin

Chưa bao giờ trong lịch sử của mình, Bitcoin chứng kiến mức biến động thấp như hiện tại với tốc độ tăng giá tương tự, điều mà chúng tôi cho rằng sẽ hứa hẹn xu hướng tăng giá bền vững trong thời igan tới. Mức biến động 180 ngày của Bitcoin đang dần phục hồi từ mức đáy mọi thời đại hồi năm 2015. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ biến động mới chỉ phục hồi khoảng 50% so với gần 90% của lần cuối cùng chênh lệch giá so với mức trung bình 180 ngày mở rộng hồi năm 2017. Việc giá Bitcoin tạo đáy và đỉnh thường có xu hướng song hành với chỉ số đo lường biến động trên.

Chỉ báo biến động 180 ngày đã tăng khá mạnh vào tháng 10/2015 sau khi tạo đáy ở mức khoảng 36%. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của thị trường tăng giá của Bitcoin sau đó từ mức khoảng 200 USD lên mức đỉnh khoảng 20,000 USD vào năm 2017.

Mức độ biến động thấp là dấu hiệu của một thị trường tăng giá bền vững.Nguồn: Bloomberg Intelligence

3. Giá trị vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số vượt mốc 1 nghìn tỷ đô

Việc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ Hoa Kỳ chấp thuận cho các ngân hàng sử dụng mạng lưới blockchain có thể sẽ là động lực mới dành cho tiền kỹ thuật số khi mở ra khả năng kết hợp với hệ thống ngân hàng truyền thống trên một phạm vi rộng lớn hơn. Quy mô vốn hóa của tiền kỹ thuật số đã vượt mốc 1 nghìn tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm khoảng 2/3, theo dữ liệu từ Coingecko.

Quy mô vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số. Nguồn: Bloomberg Intelligence

4. Sự ra đời của quỹ đầu tư Bitcoin thứ 2 tại Canada

Các nhà đầu tư tổ chức đang tăng cường sự hiện diện của mình tại thị trường tiền kỹ thuật số. CI Financial đã hợp tác với Galaxy Digital để cho ra đời Quỹ đầu tư Bitcoin thứ 2 tại Canada. Quỹ đầu tư trên bắt đầu giao dịch từ Tháng 12/2020 với khoảng 72 triệu USD, chủ yếu từ CI Financial tìm kiếm cơ hội đầu tư từ Bitcoin. CI Financial, hiện đang quản lý 216 tỷ USD tài sản, sở hữu 66 quỹ ETF tại Canada, dưới sự bảo trợ của First Asset.

BTCG neo theo chỉ số Bloomberg Galaxy Bitcoin Index. 2 Quỹ đầu tư tại Canada có quy mô nhỏ bé hơn nhiều so với đối thủ tại Mỹ là Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Tuy nhiên, phí quản lý của các quỹ trên là thấp hơn, chỉ ở mức 1,8%, và cũng yêu cầu mức đầu tư tối thiểu nhỏ ơn và cung cấp lựa chọn mua lại hàng năm.

So sánh quy mô các quỹ đầu tư Bitcoin. Nguồn: Bloomberg Intelligence

5. Chiều sâu thị trường và mức độ chấp nhận ngày càng được cải thiện

Sự gia tăng quy mô Bitcoin nắm giữ và sự sụt giảm của thặng dư giá của cổ phiếu quỹ Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) là 2 chỉ báo cho thấy mức độ được chấp nhận chính thống của quỹ đầu tư này. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức thấp nhất của đường trung bình động 200 ngày của thặng dư giá GBTC là khoảng 18% vào thời điểm đầu năm 2021. Với mức vốn hóa khoảng 570 nghìn Bitcoin, công cụ đầu tư này cho thấy làn sóng ủng hộ cho xu hướng tăng giá của tiền kỹ thuật số. Quy mô nắm giữ Bitcoin của GBTC đã tăng từ mức 1% một năm trước lên mức 3% tổng nguồn cung vào đầu năm 2020.

Vào đầu năm 2017, mức thặng dư giá trung bình 200 ngày của GTBC là khoảng 60%. GBTC là công cụ truyền thống chính gắn với biến động của giá Bitcoin, là một biến số đại diện cho nhu cầu đối với tiền kỹ thuật số và có khả năng là tiền thân cho các quỹ ETF tiền kỹ thuật số sau này, qua đó tiếp tục tăng nhu cầu đối với Bitcoin trong tương lai.

Thặng dư giá của Grayscale Bitcoin Trust suy giảm nhưng thị phần vốn hóa lại gia tăng. Nguồn: Bloomberg Intelligence

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng

Trong một tuyên bố gây chú ý, cựu Tổng thống Donald Trump đã bình luận về động thái của Fed khi hạ lãi suất cơ bản 0.5 điểm phần trăm vào ngày hôm qua. Theo ông, quyết định này hoặc phản ánh một nền kinh tế Mỹ đang suy yếu trầm trọng, hoặc là dấu hiệu cho thấy Fed đang tham gia vào "cuộc chơi chính trị".
Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?

Một lần nữa, giới chuyên gia kinh tế - hay chính xác hơn là đại đa số trong số họ - đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Như chúng ta đã đề cập, 105 trong tổng số 114 nhà kinh tế học hàng đầu đã dự đoán sai lầm về mức cắt giảm lãi suất 25 bps. Thế nhưng, có lẽ chúng ta không nên quy trách nhiệm cho họ, bởi lẽ, chính Fed mới là "thủ phạm" thực sự trong tình huống này.
Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed

Vào ngày hôm qua, Fed đã khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ một cách ấn tượng. Dư luận chủ yếu tập trung vào quyết định hạ lãi suất 0.5 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống khỏi mức đỉnh cao nhất trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề then chốt đối với thị trường trái phiếu là mức lãi suất cuối cùng sẽ dừng ở đâu khi quá trình này kết thúc. Hiện tại, chưa ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn, và Chủ tịch Jerome Powell đã khéo léo tạo ra một bầu không khí bất định, dự báo một chặng đường đầy biến động phía trước.
Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?

Sau khi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc họp Fed quan trọng nhất từ trước đến nay vào ngày mai, liệu sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps hay 25 bps, và quyết định có dựa trên yếu tố chính trị hay là nhằm phòng ngừa rủi ro, hôm nay chúng tôi sẽ nhấn mạnh những rủi ro và lý do không thuyết phục nếu Fed chọn cắt giảm 50 bps.
Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?

Cục Dự trữ Liên bang được kỳ vọng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tuần này vì lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nhà đầu tư chứng khoán được cho là sẽ bị cám dỗ bởi quan điểm phổ biến rằng lãi suất và giá cổ phiếu có mối thương quan ngược nhau. Tuy nhiên, họ nên xem xét lại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ