Các gói kích thích kinh tế của Trung Quốc gây chú ý trên thị trường toàn cầu

Các gói kích thích kinh tế của Trung Quốc gây chú ý trên thị trường toàn cầu

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

13:48 25/09/2024

Các tài sản liên quan đến Trung Quốc đã tăng vọt vào ngày thứ Ba sau khi Bắc Kinh công bố gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch nhằm kéo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ra khỏi tình trạng giảm phát đã làm chao đảo thị trường tiền tệ và cổ phiếu toàn cầu trong năm nay.

Gói kích thích mạnh hơn dự kiến, bao gồm cung cấp thêm nguồn tài trợ và cắt giảm lãi suất.

Cổ phiếu châu Âu, tiền tệ của các thị trường mới nổi và hàng hóa đều hưởng lợi từ hành động này. Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ về hiệu quả lâu dài của biện pháp này do nhu cầu tín dụng từ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước đang ở mức thấp.

Dưới đây là năm lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và tác động của những những biện pháp mới.

THỊ TRƯỜNG KHAI THÁC

Cổ phiếu nhóm ngành khai thác đã tăng mạnh ở châu Âu và Australia vào ngày thứ Ba.

Gerry Fowler, trưởng bộ phận chiến lược tại UBS cho biết, các biện pháp kích thích có thể hỗ trợ thị trường bất động sản nhiều hơn là thị trường tiêu dùng hoặc công nghiệp nói chung, nên không ngạc nhiên khi cổ phiếu nhóm ngành khai thác bị sụt giảm.

Ông cũng nhấn mạnh rằng vẫn chưa rõ liệu các biện pháp này có đủ để kích thích niềm tin của khu vực tư nhân hay không và lịch sử cho thấy các biện pháp tài khóa có hiệu quả hơn các biện pháp tiền tệ.

Chỉ số nhóm cổ phiếu ngành khai thác tại châu Âu đã tăng 4.6% trong ngày, đạt mức tăng lớn nhất trong hai năm, trong khi cổ phiếu nhóm ngành khai thác tại Australia tăng 2.8%, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong một năm.

TIÊU DÙNG XA XỈ

Cổ phiếu của các công ty bán lẻ mặt hàng xa xỉ ở châu Âu là một trong những nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn nhất của suy thoái kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số của cổ phiếu nhóm mặt hàng xa xỉ tại châu Âu đã giảm 4.2% từ đầu năm, so với mức tăng 7.7% của STOXX 600.

Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng 3% vào thứ Ba nhờ các biện pháp mới từ chính phủ. Nếu đà tăng được duy trì, đây sẽ là mức tăng một ngày lớn nhất kể từ tháng 1.

Các nhà phân tích tại RBC cho rằng trong lĩnh vực hàng xa xỉ, doanh thu của Swatch Group, Burberry và Richemont phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường Trung Quốc. Cổ phiếu của các công ty này đã tăng từ 2% đến 5% vào thứ Ba.

Tại Mỹ, phản ứng của cổ phiếu kém hơn so với thị trường châu Âu, với chỉ số S&P 500 giảm 0.1% lúc 9 giờ tối.

Andreas Bruckner, chuyên gia chiến lược khu vực châu Âu tại Bank of America nhận xét, ở đó, nền kinh tế Mỹ ít phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc hơn, trong khi tại châu Âu, sự phụ thuộc này lớn hơn nhiều.

THƯƠNG MẠI TẠI ĐỨC

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức sau Mỹ, nên nhiều công ty Đức đã gặp khó khăn khi nhu cầu về ô tô và máy móc giảm, trong khi cạnh tranh từ các đối thủ nội địa Trung Quốc tăng lên, tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Đức vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Các biện pháp mới của Trung Quốc, nếu giúp ổn định thị trường bất động sản, sẽ có tác động tích cực, đặc biệt là đối với ngành hóa chất của Đức.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen và BMW sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Trung Quốc đã từng là động lực tăng trưởng cho các thị trường mới nổi, đặc biệt nhờ vào việc nhập khẩu hàng hóa và dầu mỏ từ các nước này trong những giai đoạn kinh tế bùng nổ mỗi khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhận được kích thích. Nhưng lần này có thể khác.

Hasnain Malik tại Tellimer nhận xét, vẫn chưa có gói kích thích tài khóa lớn nào nhắm trực tiếp vào người tiêu dùng nhu cầu thấp, yếu tố chính đang kìm hãm sự phục hồi.

Theo Charu Chanana, chiến lược gia tại Saxo Markets ở Singapore, tuy nhiên, các nền kinh tế ở gần Trung Quốc và có quan hệ thương mại chặt chẽ với nước này có thể hưởng lợi, tương tự với những quốc gia nắm giữ trái phiếu chính phủ nội địa của họ.

Ngoài ra, gói kích thích của Trung Quốc xuất hiện ngay sau một đợt cắt giảm lãi suất lớn từ Fed, tạo ra môi trường thuận lợi cho các nền kinh tế mới nổi.

GÓC NHÌN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Đồng CNY Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 16 tháng, bất chấp việc các gói kích thích và cắt giảm lãi suất thường khiến đồng tiền yếu đi. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đủ để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Các đồng tiền phản ứng mạnh với biến động thị trường của Trung Quốc như EUR, AUD, và MYR, đồng tiền đã đạt mức đỉnh sau ba năm khi Bắc Kinh công bố gói kích thích, đều có khả năng tăng giá khi các nhà đầu tư bắt đầu ưa chuộng những đồng tiền có tính chu kỳ lớn hơn.

Tuy nhiên, cặp giao dịch EUR/AUD có thể là thước đo tốt hơn để đánh giá liệu các nhà đầu tư có tin rằng các biện pháp của Trung Quốc thành công hay không.

Vào ngày thứ Ba, cặp EUR/AUD đã tăng giá do thay đổi kỳ vọng lãi suất ở Australia, nhưng cặp tiền này đã có xu hướng giảm trong suốt bảy tuần qua, giảm 5.5% so với mức tăng 1.6% của cặp EUR/USD và mức tăng 0.8% của cặp EUR/CNY.

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ: Cắt giảm lãi suất, rút ròng thanh khoản.
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trung Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ: Cắt giảm lãi suất, rút ròng thanh khoản.

PBOC vừa thực hiện một động thái đáng chú ý khi quyết định hạ lãi suất cho vay một năm và đồng thời rút ròng lượng tiền mặt khỏi hệ thống ngân hàng. Thay vì tập trung vào các công cụ dài hạn như trước đây, PBOC đang chuyển hướng sang sử dụng các công cụ ngắn hạn để điều chỉnh thanh khoản và ổn định thị trường.
USD/CNY "thủng đáy" lần đầu tiên trong vòng 17 tháng
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

USD/CNY "thủng đáy" lần đầu tiên trong vòng 17 tháng

Cặp tiền USD/CNY đã giảm sâu, chạm tới mức đáy 7.0313 lần đầu tiên trong 16 tháng qua. Đà giảm mạnh mẽ này diễn ra sau khi Trung Quốc công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và Fed cắt giảm lãi suất khiến đồng USD suy yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ