Các khoản nợ khổng lồ đè nặng lên Câu lạc bộ Manchester United
Anh Tùng, CFA
Senior Analyst
Chắc hẳn nhiều bạn đọc không thể không biết đến cái tên Manchester United? Họ là một trong những CLB bóng đá vĩ đại nhất nước Anh, tuy vậy cũng gánh vác một khoản nợ khổng lồ.
Manchester United (MU) là một trong những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp nổi tiếng nhất tại nước Anh. Đội bóng đã giành được nhiều danh hiệu hơn bất kỳ đội bóng nào khác trong bóng đá Anh, bao gồm kỷ lục 20 danh hiệu vô địch quốc nội. Tuy nhiên, việc tiếp quản MU bởi Gia đình Glazer từ năm 2003 đã khiến CLB gánh vác một khoản nợ không hề nhỏ, đây là nguồn gây tranh cãi tiếp tục cho nhiều người ủng hộ lâu dài của câu lạc bộ.
Sự thống trị Manchester United của gia đình Glazers
Malcolm Irving Glazer, ông chủ hiện tại của Manchester United đã xây dựng sự giàu có của mình thông qua đầu tư bất động sản, bao gồm các ngôi nhà di động và trung tâm mua sắm. Nhà Glazers cũng sở hữu đội bóng bầu dục Buccaneers Tampa Bay, đang chơi cho Giải bóng bầu dục quốc gia (National Football League – NFL)
Nhà Glazers bắt đầu mua cổ phần của MU vào năm 2003 thông qua một công ty holding mang tên Red Football, bắt đầu với 3.17% cổ phần của đội bóng. Dần dần, gia đình Glazers đã nâng tỷ lệ sở hữu MU bằng cách mua lại cổ phần của các cổ đông khác.
Đến tháng 5/2005, nhà Glazers đã sở hữu hơn 75% câu lạc bộ. Với quyền chi phối của mình, Malcolm Glazer đã hủy niêm yết MU trên Sở giao dịch chứng khoán London. Sau đó, ông ta đã nhanh chóng sở hữu 98% cổ phần, và cuối cùng đã mua được nốt 2% còn lại để giành quyền sở hữu toàn bộ CLB. Tổng cộng, Malcolm Irving Glazer đã chi trả tổng cộng khoảng 790 triệu bảng để mua lại đội bóng.
Lịch sử khoản nợ của Manchester United
Sau khi tiếp quản, nhà Glazers đã khiến MU có một khoản nợ lớn, với tổng số nợ lên tới khoảng 660 triệu bảng, trong đó khoảng 265 triệu bảng được thế chấp bằng chính toàn bộ cổ phần của CLB.
Đây là lần đầu tiên MU xuất hiện khoản nợ kể từ năm 1931. Các khoản vay được cung cấp bởi các quỹ phòng hộ lớn của Mỹ, với lãi suất cho khoản nợ lên tới khoảng 62 triệu bảng mỗi năm. Một phần đáng kể của các khoản vay chỉ được CLB chi trả bằng hiện vật, mà MU đã phải chịu lãi lên tới 16.25%. Bản chất bấp bênh của bảng cân đối kế toán của CLB đã dẫn đến sự phản đối của những người ủng hộ câu lạc bộ.
Tại một thời điểm trong năm 2010, khoản nợ của câu lạc bộ đã vượt quá 716.5 triệu bảng, khiến cho những fan hâm mộ CLB phản đối. Nhà Glazers đã tái cấu trúc khoản nợ này vào năm 2010 bằng cách phát hành một loạt trái phiếu với hai đợt chính. Đợt đầu tiên, CLB huy động được khoảng 250 triệu bảng, chi phí lãi vay khoảng 8.75%. Đợt thứ hai, trị giá khoảng 425 triệu dollar, cũng chịu lãi vay khoảng 8.75%. Khoản tiền đến từ đợt phát hành thứ hai được phát hành do nhu cầu đầu tư cao đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Tiền huy động từ trái phiếu được sử dụng để trả nợ tồn đọng trong vài năm tới.
Năm 2012, Manchester United đã IPO trên Sàn chứng khoán New York (NYSE). Cổ phiếu đã được chào bán ở mức $14/cổ phiếu, và khoảng 16 triệu cổ phiếu được phát hành. Cổ phiếu loại A được cung cấp và giao dịch rộng rãi trên thị trường, trong khi cổ phiếu loại B hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà Glazers. Các cổ phiếu được phân loại để nhà Glazers duy trì quyền biểu quyết của họ đối với MU, được xem là gây tranh cãi. George Soros, nhà đầu tư nổi tiếng, là người mua chính cổ phiếu loại A trong đợt IPO. Tiền từ IPO được sử dụng để trả khoảng 62 triệu bảng trái phiếu, giảm tải nợ của câu lạc bộ.
Trong báo cáo tài chính mới nhất của Manchester United quý 1 năm 2020, khoản nợ của CLB đã đạt 429.1 triệu bảng.