Các lãnh đạo ngân hàng lớn bày tỏ lo ngại khi nợ công tại Mỹ tăng vọt

Các lãnh đạo ngân hàng lớn bày tỏ lo ngại khi nợ công tại Mỹ tăng vọt

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:03 22/05/2024

Vào tháng 1 năm nay, Giám đốc điều hành JP Morgan, Jamie Dimon, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Fortune, đã lập luận rằng khoản nợ kỷ lục của Mỹ "giống như một vách đá và chúng ta đang lao về phía nó với tốc độ 60 dặm/giờ". Ông tuyên bố rằng với tình hình này, một cuộc "nổi loạn" của thị trường toàn cầu sắp xảy ra.

Bình luận của Jamie Dimon đưa ra trước các báo cáo cho thấy nợ quốc gia đang tăng khoảng 1 nghìn tỷ USD cứ sau 100 ngày do Fed tăng lãi suất. Khoản nợ của Mỹ đã tăng hơn 11 nghìn tỷ USD kể từ tháng 3/2020.

Đây là một vấn đề mà lẽ ra các chủ ngân hàng phải dự đoán trước: Tình huống tiến thoái lưỡng nan khi Fed phải tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát nhưng lại khiến nợ tăng vọt, hoặc Fed phải hạ lãi suất và quay lại QE để giảm bớt gánh nặng nợ nhưng cũng gây ra một cuộc khủng hoảng lạm phát thậm chí còn lớn hơn.

Kết quả là không có đường lui. Mặc dù Jamie Dimon cho rằng nền kinh tế sẽ lao dốc trong 10 năm nữa nhưng có vẻ như mối đe dọa này sẽ đến sớm hơn nhiều. Giám đốc điều hành Bank of America, Brian Moynihan, chia với Fortune vào tháng 2 rằng: "Chúng ta cần giải quyết khoản nợ quốc gia gần 34 nghìn tỷ USD của Mỹ. Bạn có thể đứng nhìn hoặc làm điều gì đó để khắc phục vấn đề này".

Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Ba đã lưu ý rằng: “Chúng ta đang phải đối mặt với những thâm hụt ngân sách lớn và sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ phải giải quyết vấn đề này, và có lẽ chúng ta nên khắc phục nó sớm hơn".

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) hiện ước tính rằng nợ công so với GDP sẽ tăng lên “một mức đỉnh kỳ lục trong lịch sử quốc gia” do thâm hụt ngân sách tăng vọt. Chúng ta đã chứng kiến những tín hiệu đầu tiên của một cuộc khủng hoảng nợ vào mùa xuân năm 2023 với 5 ngân hàng phá sản, cho đến khi Fed can thiệp và ngăn chặn cuộc khủng hoảng bằng chương trình hỗ trợ của mình. Các ngân hàng toàn cầu khẳng định rằng cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ bùng phát trên thị trường.

Jamie Dimon một lần nữa lên tiếng về vấn đề nợ và thâm hụt trong tuần qua trên Sky News: “Mỹ nên nhận thức rõ rằng chúng ta phải tập trung vào các vấn đề thâm hụt tài chính nhiều hơn một chút, và điều đó rất quan trọng đối với thế giới. Đến một lúc nào đó, nó sẽ gây ra vấn đề và tại sao bạn lại phải đợi? Vấn đề sẽ do thị trường gây ra và sau đó bạn sẽ buộc phải giải quyết nó và có thể theo cách khó chịu hơn nhiều so với việc bạn giải quyết nó ngay từ đầu.”

Tuy nhiên, Dimon phủ nhận thực tế rằng mọi “sự tăng trưởng” của nước Mỹ kể từ đại dịch Covid có thể là do ảnh hưởng của lạm phát chứ không phải do các chính sách tài chính lành mạnh. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên một nền tảng yếu kém là bơm thêm tiền vào nền kinh tế khi hàng hóa lại ít đi và điều này đang gây ra những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng về khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu, bao gồm cả nhà ở. Đây chính là lý do tại sao các lãnh đạo ngân hàng như Dimon nghe có vẻ giống những nhà tuyên truyền "độc hại" hơn là các chuyên gia phân tích kinh tế.

Vấn đề lớn hơn mà hầu hết các ngân hàng trung ương và ngân hàng quốc tế sẽ phủ nhận về mối đe dọa đối với đồng USD và TPCP Hoa Kỳ. Khoản nợ quốc gia tăng theo cấp số nhân có thể khiến nhà đầu tư nước ngoài đặt câu hỏi liệu Mỹ có đủ khả năng tri trả các khoản nợ của mình hay không, điều này có thể dẫn đến việc đầu tư nhiều hơn vào TPCP Mỹ ngắn hạn thay vì TPCP dài hạn hoặc tránh xa tất cả các công cụ nợ tính bằng đồng USD. Hệ quả của điều này sẽ là sự sụp đổ của đồng USD.

Có một điều mà các chuyên gia tài chính không đề cập đến là giải pháp thực tế cho vấn đề nợ mà họ mô tả là gì? Người ta cho rằng đây là một mưu đồ của các lãnh đạo ngân hàng nhằm thuyết phục công chúng rằng việc quay trở lại với máy in tiền là "cần thiết" nhằm ngăn chặn vòng xoáy giảm phát. Các ngân hàng sẽ là người hưởng lợi chính nếu Fed áp dụng QE trở lại. Nhưng liệu thị trường có thực sự quan trọng hơn việc lạm phát quay trở lại "đè bẹp" người tiêu dùng?

Có lẽ giá cả cần phải giảm xuống? Ngoài ra, liệu những người đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng có đáng tin cậy để giải quyết nó không?

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ