Các lỗi thường gặp trong tâm lý học hành vi
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Các lỗi thường gặp trong tâm lý học hành vi
Trước đây, các học thuyết nền tảng của tài chính đều được dựa trên giả định rằng nhà đầu tư (và trader) luôn hành xử dựa trên 3 nguyên tắc:
- Ra quyết định hợp lý: mỗi nhà đầu tư đều được tiếp cận đầy đủ mọi thông tin, và có đủ năng lực để phân tích và đánh giá thông tin đó, và nguồn lực (về thời gian để xử lý khối lượng thông tin lớn và có thể đánh giá mọi thông tin mới để ra quyết định đầu tư (mua/bán). Do đó mọi quyết định đầu tư đều là hợp lý nhất có thể, với lượng thông tin mà nhà đầu tư đó có. Thực tế chứng minh, không phải nhà đầu tư nào cũng có đầy đủ thông tin cũng như năng lực để phân tích các thông tin đó 1 cách chính xác và kịp thời nhất để ra quyết định. Kể cả khi họ có đủ các yếu tố trên thì vẫn có rất nhiều trường hợp trader hành xử không hợp lý mà không thể lý giải theo kinh tế thông thường. Do họ bị mắc phải một số lỗi về tâm lý học hành vi (Behavior bias)
- Lo ngại rủi ro (risk averse): và 3. luôn tối ưu hóa lợi ích của mình. Tức là khi phải lựa chọn giữa 02 giao dịch có cùng 1 mức rủi ro, trader sẽ luôn chọn phương án có kỳ vọng lợi nhuận cao hơn, hoặc khi phải chọn giữa 02 giao dịch có cùng 1 mức lợi nhuận, thì trader sẽ luôn chọn phương án có rủi ro thấp hơn. Nhà đầu tư chỉ vào các giao dịch mà có kỳ vọng lợi nhuận > 0. Thêm vào đó, lợi nhuận sẽ có hiệu ứng tiện ích cận biên giảm dần (tức là càng nhiều tiền thì độ hạnh phúc của trader sẽ giảm dần)
Tuy nhiên, nếu lý thuyết này đúng hoàn toàn, thì sẽ không có trader nào trung lập với rủi ro (risk neutral) hoặc ưa thích rủi ro (risk seeker), thực tế cho thấy có rất nhiều trader thể hiện tính chất mạo hiểm, ưa thích rủi ro, hoặc cư xử hợp lý trong trường hợp này (sợ rủi ro), và không hợp lý (ưa rủi ro) trong trường hợp khác, Tâm lý học hành vi đưa ra một lời giải hợp lý hơn cho hành vi này: Lo sợ lỗ (loss aversion). Cùng 1 trader, khi đang lời, sẽ có xu hướng hành xử theo hướng lo ngại rủi ro (chốt lời sớm hơn TP ban đầu), nhưng khi đang lỗ, trader lại có xu hướng ưa thích rủi ro (cố giữ thêm, nới SL, hoặc double trạng thái để tìm cách gỡ). Thử lấy một ví dụ điển hình, hãy cùng đánh giá 02 trường hợp sau:
- Bạn đang lời 2000 USD có 02 phương án:
- Đóng lệnh và chốt lời luôn
- Tiếp tục giữ lệnh: 50% có thể lời thêm 2000 USD, và 50% sẽ trở về 0.
- Bạn đang lỗ 2000 USD có 02 phương án:
- Đóng lệnh và cắt lỗ luôn
- Tiếp tục giữ lệnh: 50% có thể lỗ thêm 2000 USD, và 50% sẽ hòa vốn về 0.
Khá chắc là đa phần sẽ chọn phương án chốt lời luôn và tiếp tục giữ lệnh lỗ, mặc dù về mặt xác suất, cả hai phương án đều có kết quả như nhau, nhưng tại sao trader lại có xu hướng sợ rủi ro ở 1 trường hợp, nhưng lại chấp nhận rủi ro tại trường hợp còn lại?
Vì con người có xu hướng sợ lỗ, sợ sai lầm, não bộ sẽ có xu hướng tìm mọi cách để né tránh cảm giác này, và sẽ không muốn cắt, vì nếu đã đóng trạng thái là chấp nhận lỗ, chấp nhận sai lầm, còn nếu tiếp tục giữ thì vẫn còn có cơ hội gỡ lại, nhiều trader sẽ vẫn tiếp tục hold, thâm chí dù xác suất lỗ sâu hơn không phải là 50-50 mà là 60:40 hoặc 70:30.
Trên góc độ Thị trường:
Về mặt vĩ mô, trên phương diện tổng quan cả thị trường, trường phái truyền thống cho rằng Thị trường là hiệu quả (EMH) và khi mọi nhà đầu tư đều cư xử hợp lý, thì giá sẽ phản ánh mọi thông tin một cách nhanh nhất, và giá thị trường cũng sẽ phản ánh giá trị thực (intrinsic value) của mỗi tài sản (đồng tiền), đồng thời với thị trương hiệu quả thì mọi phương pháp phân tích, cơ bản, kỹ thuật, đều không thể tạo ra lợi nhuận
Các lỗi tâm lý học hành vi (behavior bias)
Trong thực tế, không phải lúc nào con người ra quyết định cũng hoàn toàn logic, mỗi người trung bình 1 ngày cần ra tới 2-10 nghìn quyết định, nên thay vì phân tích kỹ càng va ra quyết định logic, chúng ta thường có 1 số quy tắc để ra quyết định nhanh thay vì phải phân tích chi tiết mọi khía cạnh (vd: tin tốt = giá tăng = mua). Bên cạnh đó các yếu tố về cảm xúc cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ra quyết định của chúng ta, đặc biệt khi đang có trạng thái lớn và dẫn tới ra quyết đinh sai lầm.
Các lỗi tâm lý hành vi (Bias) có thể được chia ra làm 02 nhóm, các Lỗi về nhận thức, và các lỗi về cảm xúc
Lỗi nhận thức: có thể đến từ các sai lầm trong quá trình xử lý thông tin để ra quyết định, nhớ nhầm thông tin, hoặc bị ảnh hưởng bởi một yếu tố bên ngoài (neo, các sự kiện lớn gần đây)
Lỗi cảm xúc:là các lỗi vô thức đến từ cảm xúc và bản năng, ví dụ như lo sợ rủi ro, FOMO, tâm lý đám đông v.v.
Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng thảo luận về từng nhóm bias, và phương pháp để nhận ra và khắc phục hoặc giảm thiểu chúng