Các lỗi thường gặp trong tâm lý học hành vi (Phần 3)
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Trong phần này, chúng ta tìm hiểu về lỗi khi xử lý thông tin. Trong khi lỗi về nhận thức mô tả các điểm mù trong nhận thức dẫn đến không cập nhật kỳ vọng của thị trường, ký ức sai.v.v. lỗi về xử lý thông tin lại tập trung về các khuynh hướng não bộ phân tích và xử lý thông tin một cách thiên lệch hoặc ko hợp lý
1. Hiệu ứng gần đây
Là hiệu ứng khi chúng ta xem nặng xác suất của các sự kiện xảy ra gần đây và xem nhẹ xác suất của các sự kiện xảy ra đã lâu. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt trong một thời gian dài, thị trường khó có thể lường được xác suất khủng hoảng xảy ra.
Hiệu ứng này xảy ra ở cả 2 chiều, với các sự kiện xảy ra đã lâu trong quá khứ chúng ta thường cho rằng xác suất xảy ra của nó là bằng 0%. Nghĩ lại các sự kiên trong quá khứ, chắc sẽ khó mà tưởng tượng được là GBP ở tầm 1.50-1.60 (trước 2016), hay EUR ở level 1.30-1.40 (trước 2014), hoặc thậm chí AUD ở level lớn hơn USD (trước 2013), dĩ nhiên là xác suất giá trở lại level đó sẽ rất thấp vì hoàn cảnh kinh tế, lãi suất đã rất khác trước đây, nhưng không phải là không thể. Ví dụ, vào thời điểm 2014 thời điểm đỉnh cao của Abenomics, khi USDJPY tăng gần 5000 điểm trong 2 năm sau động đất từ 75 hồi 2011 và 124.8 năm 2014, thị trường thời điểm đó khó nghĩ rằng giá có thể quay lại level 100 vậy mà năm 2016 JPY vẫn về lại được level này. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng là kết quả của việc thị trường không ngờ đến vỡ bong bóng BĐS và vỡ nợ có thể làm cho các tập đoàn tài chính lớn sụp đổ, kéo theo sự sup đổ của cả hệ thống tài chính thế giới.
Chiều còn lại phổ biến hơn, là khi trader xem nặng quá xu hướng hiện tại của thị trường và không nhìn thấy sự thay đổi về nền tảng thị trường. một ví dụ điển hình là 2014 khi EUR hạ lãi suất âm và EUR sụt giảm sâu, những trader đã quá quen với môi trường trước đó (EUR dao động 1.3 -1.4), sẽ cố gắng nhảy vào bắt đáy, 1.3500 giá đã giảm 500 điểm? điểm tốt để vào bắt nhịp hồi? rồi 1.3000: mức tâm lý quan trọng, giá chắc khó phá mức này, mua thôi? Rồi 1.2000, mức thấp nhất trong lịch sử của EUR, hơn chục năm trước giá đã test mức này tổng cộng 3 lần và chưa lân nào thủng, dù trải qua bao cuộc khủng hoảng, mua thôi? Kết quả là giá đã giảm tận gần 4000 điểm, thủng qua 1.2000 còn đi tiếp 1600 điểm nữa tới tận 1.0400
Ngược lại, những trader theo phe Gấu từ đầu sóng đó, trong suốt quá trình 1 năm EUR giảm mạnh đó, thì lại quá quen với việc EUR sẽ tiếp tục giảm sâu hơn, khá chắc là trong đầu họ có thể tưởng tượng ra kịch bản EUR hồi lại.
Nhìn chung khi thị trường đang tăng, hiệu ứng này có thể ảnh hưởng tới tâm lý của trader nhảy vào mua theo vì nghĩ giá sẽ tăng tiếp, và ngược lại.
Một hiệu ứng ngược lại của hiệu ứng gần đây là hiệu ứng Luận điểm của con bạc (hiệu ứng này thì ít xẩy ra hơn với đại đa số trader), trong đó trader sẽ cho rằng những gì đã xảy ra liên tiếp quá nhiều thì sẽ không xảy ra tiếp được nữa còn cái gì lâu rồi không xảy ra sẽ có xác xuất cao hơn, bạn đã bao giờ nghe ai đó nói: con đề 88 này 3 tháng rồi chưa về lần nào à chắc chắn xác suất sẽ cao hơn, hoặc một con lô về 4-5 ngày liên tiếp thì khó có xác suất xảy ra lần nữa? dĩ nhiên mọi quan điểm đó đều sai, vì theo xác suất thống kê thì tỷ lệ đề về 88 sẽ vẫn là 1% dù cho trước đó bao nhiêu ngay không về đi chăng nữa.
Tương tự khi áp dụng với trading, việc lập luận giá đã tăng 10 phiên liên tiếp sẽ PHẢI giảm và vào trạng thái mà không dựa trên bất kì cơ sở kỹ thuật hay cơ bản nào khác cũng là hoàn toàn vô lý. Xác suất giá lên xuống là 50-50, thậm chí khi thị trường đang trending, có khi xác xuất giá tiếp tục còn cao hơn là quay đầu, bắt đỉnh bắt đáy theo luận điểm con bạc sẽ rất nguy hiểm
Lời khuyên: trader thường bị ảnh hưởng bởi những gì mình đọc trên báo chí, phân tích, hãy đọc hết các thông tin nhưng tốt nhất nên đưa ra view của chính mình. Hãy tự hỏi mình, việc giá tiếp tục, trend tiếp tục, có hợp lý hay không? Thị trường đã bị quá bán/quá mua chưa? Yếu tố nền tảng nào làm cho trend này chạy, và nó có còn nữa không hay đã kết thúc rồi? tâm lý thị trường ra sao? Liệu mọi người đã vào trạng thái quá nhiều và có dấu hiệu đảo chiều chưa? trong tương lai sẽ có yếu tố nào sắp xảy ra và nó ảnh hưởng ra sao.
2. Hiệu ứng mỏ neo
Khi chúng ta vào lệnh, não bộ con người thường chọn một mức giá nào đó làm “mốc tham khảo” một chiếc mỏ neo, mức này có thể là nhận định ban đầu của chúng ta về mức giá “fair value”, hoặc mức giá ban đầu ta vào lệnh, hoặc mục tiêu chốt lời ban đầu của chúng ta. Vấn đề là sau đó mỗi khi có thông tin mới, chúng ta sẽ sử dụng thông tin đó để điều chỉnh cho mức giá mỏ neo ban đầu. tuy nhiên trong đó trọng số của mỏ neo sẽ là rất cao, còn trọng số của tin mới sẽ bị đánh giá thấp hơn. Kết quả là phán đoán cuối cùng của chúng ta sẽ rất gần với mức mỏ neo, và gần như không cập nhật được thông tin mới 1 cách hiệu quả, hiệu ứng này khá tương đồng với hiệu ứng bảo thủ. Ví dụ bạn vào mua vàng tại 1650 khi giá đang lên, não chúng ta sẽ có khuynh hướng gắn kết với mức giá này, sau đó nếu tin ra tốt cho vàng, bạn điều chỉnh kỳ vọng bạn lên 1700, từ mức mỏ neo 1650, nếu tin ra xấu cho vàng, bạn điều chỉnh kỳ vọng xuống 1600, nhưng mức giá ban đầu bạn vào sẽ luôn là tham chiếu để bạn điều chỉnh kì vọng, điều này sẽ không hợp lý vì trong thực tế chúng ta không biết mức giá chúng ta vào có phải là “fair” với giá trị của vàng hay không, nếu ví dụ mức “fair” là 1550, thì khi tin xấu cho vàng, chúng ta cần điều chỉnh kì vọng về 1500, chứ không phải 1600.
Lời khuyên:
Nhìn chung, hiệu ứng mỏ neo, khi kết hợp với hiệu ứng cảm xúc “Sợ lỗ” sẽ làm cho trader rất khó đóng trạng thái ở mức giá xấu hơn giá họ vào. nếu chúng ta long ở 1650, sau đó chiều hướng có vẻ xấu đi, chúng ta có lẽ sẽ tự nhủ, “chờ chút, giá có vẻ đang hồi lại rồi, chờ tý thôi, lên lại 1650 hòa thì mình đóng luôn”
Nên nhớ là “Thị trường KHÔNG QUAN TÂM bạn vào ở giá nào, nên bạn cũng ko nên quan tâm”, nếu bạn thay đổi view của mình do cơ sở thay đổi, ĐỪNG CHỜ, hãy đóng luôn
3. Hiệu ứng đóng khung
Về lý thuyết câu trả lời cho câu hỏi: “có nên đóng lệnh hay không?” hoàn toàn không phụ thuộc vào cách câu hỏi được đặt ra theo hướng nào. Trong thực tế điều này không đúng, quyết định của chúng ta có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi, chúng ta thay đổi góc nhìn
Một ví dụ điển hình: khi dịch bệnh bùng phát, và có 600 người mắc bệnh, bạn là người ra quyết định và bạn có 2 sự lựa chọn sau:
- Chọn giữa 2 phương thuốc, trong đó
- A: sẽ cứu được 200 người,
- và B: có 1/3 xác suất cứu được cả 600, và 2/3 xác suất thất bại
- Chọn giữa 2 phương án, trong đó
- C:để cho 400 người chết
- và D: có 1/3 xác suất là không ai chết, và 2/3 xác suất chết 600 người
Hầu hết mọi người sẽ chọn A và D, trong khi về bản chất A = C và B = D, vấn đề ở đây là góc nhìn.
Khi đặt ở góc nhìn có lợi (cứu người): chúng ta sẽ có thiên hướng “sợ rủi ro” và muốn chốt lời bằng cách cứu chắc chắn 200 người.
Khi đặt ở góc nhìn bất lợi (có người tử vong): chúng ta có thiên hướng “thích rủi ro” và muốn đánh cược thay vì để 400 người chết
Góc nhìn là thứ dẫn dắt chúng ta ở đây, góc nhìn khác nhau khiến con người hành xử khác nhau. Hiệu ứng đóng khung này sẽ đánh vào điểm yếu của chúng ta là sợ các sự kiện rủi ro, trong góc nhìn này ta sẽ là “chịu rủi ro cao”để tránh lỗ, nhưng trong góc nhìn khác, ta lại “sợ rủi ro” và chốt lời ngay.
Nếu bạn đang cầm trạng thái long và giá là 50, khi đem so với điểm vào lệnh ở giá 10, bạn có thể sẽ muốn bán (và cảm nhận sự hạnh phúc khi thắng), nhưng nếu so với giá đóng của hôm qua ở 9, bạn sẽ lại không muốn đóng (vì cảm thấy đau khổ do lỗ). Trong khi, trong thực tế, việc quyết định bán hay giữ không nên phụ thuộc vào lỗ hay lời, mà nó phụ thuộc vào việc phân tích xem triển vọng thị trường trong tương lai sẽ ra sao
Lời khuyên:
Hãy hiểu rằng hiệu ứng sợ lỗ là có thật với mọi người, và nó có thể làm chúng ta thích rủi ro hoặc sợ rủi ro, tùy theo góc nhìn, khi ra quyết định, hãy tự hỏi là “liệu mình có đang ra quyết định vì mục đích muốn chốt lời hay lỗ?” luôn nhớ rằng quyết định nên phụ thuộc vào triển vọng thị trường trong TƯƠNG LAI, chứ không phải quá khứ.
4. Hiệu ứng định khoản
Chúng ta thường có thói quen định khoản tiền, và những tài sản thanh khoản cao khác vào thành những định khoản khác nhau dựa trên mục đích sử dụng hoặc nguồn gốc của chúng. Chúng ta coi lương là tiền để sinh hoạt và chi tiêu nên chúng ta tiết kiệm, tích lũy, sử dụng 1 cách thận trọng và có tinh toán, nhưng lại coi thưởng cuối năm là tiền thưởng và cho phép bản thân sử dụng phung phí hơn.
Trong thực tế thì tiền nào cũng đều là tiền, và nên được đánh giá như nhau, không phân biệt theo định khoản.
Áp dụng với trading, nhiều người thường có tâm lý “tiền lời là tiền của nhà cái” và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn so với vốn gốc của mình. Đặt mình vào hoàn cảnh, bạn mở 1 tài khoản 10,000 USD, bạn vào lệnh tuân thủ theo những nguyên tắc rất chặt chẽ, nhưng sau khi bạn lời được 15,000 USD, thì bạn lại vào lệnh khá phóng khoáng với phần “lời” mà ta ăn được của thị trường, trong khi khá chắc tay với phần vốn gốc của chúng ta. Thực tế là: tiền nào chả là tiền?
Một ví dụ rõ nét hơn là với lời chưa chốt (unrealized), thử tưởng tượng hai trường hợp:
- Ban mở 1 giao dịch, bạn lời lên tới 15,000 USD, bạn cảm thấy tham lam, muốn đặt cược thêm nữa, dù gì đây cũng không phải là tiền của mình, và mình đã có sẵn 5000 USD lời làm vốn rồi, và bạn không đóng, sau đó giá quay trở về mức ban đầu và bạn còn 10,000 USD
- Bạn mở 1 giao dịch khác và bạn lỗ 5000 USD từ vốn gốc của mình
Rõ ràng, trong cả 02 trường hợp chúng ta đều lỗ 5000USD, nhưng sẽ có cảm giác trường hợp A dễ chịu hơn nhiều, vì tiền đó là tiền chưa chốt (unrealized), góc suy luận này là không đúng, vì nếu lúc đó chúng ta chốt deal luôn thì 5000 USD đó là của mình, và nó đương nhiên không khác gì 5000 USD tiền mặt cả.
Một số người còn có thói quen xác định một mức “mục tiêu” mềm cho mỗi khoản mục. ví dụ: với 1 số trader, họ thường có mục tiêu lợi nhuận ngày/tháng/quý, ví dụ: 2000 USD, nên nhớ là khi đã xác định định khoản như vậy não bạn thường sẽ có xu hướng tìm mọi cách để đạt được nó 1 cách vô thức. vào những ngày lợi nhuận kém, bạn sẽ cố gắng trade nhiều hơn nữa, mở thêm vài lệnh nữa, ở lại muôn hơn 1 chút, cho tới khi nào hit đươc ngưỡng mục tiêu 2000 thì thôi, điều này thường dẫn tới trading quá đà, đặc biệt vào những ngày thị trường đi ngang và thực sự không có nhiều cơ hội, có thể dẫn đến việc chúng ta vào 1 số lệnh mà không thực sự tốt lắm.
Ngược lại, vào những ngày đúng trend, chúng ta dễ dàng đạt mục tiêu 2000USD ngay từ đầu ngày, nhưng sau đó lại rất khó để phá qua ngưỡng này, chúng ta đã đặt ra một cái ngưỡng chặn trên vô hinh cho lợi nhuận của chúng ta, cứ đạt tới 2000 là khẩu vị rủi ro giảm hẳn, và không dám vào lệnh, hoặc cắt quá sớm, trong khi rõ ràng vào những ngày trend thuận lợi với chiều view của mình như vậy, chúng ta nên vào lệnh nhiều hơn. Bất cứ ai mà đã từng chịu cảm giác suốt một thời gian dài mà không phá qua được 1 mức lợi nhuận cố định, hẳn sẽ hiểu rất rõ cảm giác này
Lời khuyên:
Nên nhớ tiền nào cũng là tiền, lợi nhuận chưa chốt hay tiền vốn của mình, đừng vì cách chúng ta định khoản dòng tiền đó mà ảnh hưởng tới khẩu vị rủi ro của chúng ta khi trading. Thêm vào đó hãy nhận ra rằng việc định khoản là có thể xảy ra, nếu bạn thấy kết quả của mình bị vướng 1 mức trần vô hình, có thể cần bình tĩnh nhìn nhận lại hành vi của mình, đặc biệt là các quyết định vào/ra lệnh, khi ta đã đạt ngưỡng đó, hoặc thử set cho minh 1 ngưỡng cao hơn, để nới trần cũ lên.
5. Hiệu ứng chi phí đã mất
Bạn bỏ ra 200$ cho 1 chiếc vé ca nhạc tại nước ngoài, nhưng tới ngày diễn, bạn tự nhiên không muốn đi nữa, bạn sẽ thấy rất tệ nếu bạn không đi vì bỏ phí mất 200$, nhưng nếu bạn đi có thể mất thêm chi phí cơ hội, thời gian và chi phí di chuyển.
Theo kinh tế học, việc mua vé, và việc có đi xem hay ko là hai quyết định khác nhau. Chiếc vé là chi phí đã mất, đằng nào cũng mất, không nên đóng vai trò gì trong việc ta đi hay không
Nhưng thực tế là việc bỏ phí chiếc vé sẽ làm ta tiếc nuối, và chúng ta có thể tránh cảm giác tiếc nuối đó bằng cánh đi xem. Dù nếu ví dụ đặt vào hoàn cảnh ta chưa mua vé, bây giờ có ai cho ta 1 vé miễn phí ta cũng ko đi.
Theo Kinh tế học, thì tiện ích phải đến từ tiền hoặc tiêu dùng, chứ không phải từ tiếc nuối quyết định trong quá khứ. Tuy nhiên hiệu ứng này đánh vào 1 điểm nằm ngoài phương trình tiện ích – Sự tiếc nuối. và chúng ta đều biết sự tiếc nuối có ảnh hưởng lớn tới quyết định của mình
Với đầu tư, chúng ta thường gặp hiệu ứng này khi Trader do dự không vào mua 1 cổ phiếu ở mức giá 30k, vì trước đó 1 hôm ta đã hụt không kịp mua ở giá 20k.
Trong trường hợp khác, vào những đợt giá giảm, các trader mua từ trước đó: ví dụ mua EUR ở 1.1000, ôm tới 1.0780 (lỗ > 200pip) không chịu được và bán đúng đáy, họ sẽ thấy rất thất vọng khi view ban đầu của họ đã đúng và ngay sau đó giá lên. Vậy sau đó họ có vào mua lại EUR hay không? Thường câu trả lời sẽ là Không, thay vì mua ở 800, 850, trader sẽ chờ và hy vọng giá về lại mức 780 họ đã bán trước đó.
Vậy nếu giá không bao giờ quay lại thì sao? Trader sẽ chờ cho tới khi họ không còn tiếc nữa (sau một thời gian) hoặc do lòng tham kích thích khi nhìn thấy giá lên, rồi tới 1 lúc nào đó họ mới quyết định vào lại, và thường sẽ ở 1 mức giá cao hơn rất nhiều, ví dụ 1.1000, khi lực tăng đã bắt đầu chậm lại
Lời khuyên:
Những gì đã qua, những cơ hội đã mất, đều không lấy lại được, khi vào lệnh, hãy nhìn vào triển vọng trong tương lai, thay vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý tiếc nuối!