Các lỗi thường gặp trong tâm lý học hành vi (Phần 4)
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Trong phần cuối này, chúng ta sẽ nói về những yếu tố nhất thời cho dù nhận ra vẫn rất khó kiểm soát: Lỗi cảm xúc
1. Sợ lỗ
Não bộ con người có cơ chế mặc định để né tránh cảm giác đau khổ và tìm kiếm cảm giác vui sướng. Ta sẽ thấy đau khổ hơn rất nhiều khi lỗ so với việc thấy vui khi lời. Trong kinh tế học hành vi, tiện ích của việc lời lỗ được đo lường theo đồ thị hình chữ S lệch, khi lỗ làm chúng ta có cảm giác đau khổ hơn rất nhiều so với cảm giác hạnh phúc khi lời.
Giả sử 1 trader bị dính margin call khi đang có 02 trạng thái mở, 1 lời và 1 lỗ, anh ta sẽ thường chọn đóng trạng thái đang có lời, và giữ trạng thái bị lỗ. Đây là ảnh hưởng của hiệu ứng định khoản và hiệu ứng tránh lỗ, đóng deal lời, coi như chúng ta chốt lại chắc chắn được 1 giao dịch thắng, đồng thời giữ deal lỗ, thì vẫn còn cơ hội
Trader thường sẽ chọn như trên, dù không cần biết triển vọng trong tương lai của hai deal đó ra sao, về quan điểm đầu tư, đúng ra việc chúng ta đang lời hay đang lỗ là hoàn toàn không liên quan, ta cần ra quyết định dựa trên tiềm năng trong tương lai
Về mặt khẩu vị rủi ro, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi chúng ta đang ở trạng thái lời hoặc lỗ.
Khi ta lời, ta có thể view việc giữ tiếp, hoặc vào lệnh tiếp là chấp nhận thêm rủi ro, ta sẽ tìm cách né tránh không dám chấp nhận đủ rủi ro để sinh lời.
Nhưng ta lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn để tránh lỗ, Chúng ta luôn tìm mọi cách để tránh không bị lỗ nếu có thể, Sẽ rất khó để đóng trạng thái lỗ, vì khi trạng thái còn mở, thì ta nghĩ là vẫn còn cơ hội, còn 1 khi đã đóng, thì khoản lỗ đó trở thành hiện thực, không vãn hồi được nữa. nên người ta sẵn sàng giữ tới cùng, hoặc thậm chí nhiều khi tăng gấp đôi trạng thái với tâm lý gỡ gạc (chấp nhận nhiều rủi ro hơn)
Lời khuyên:
Trader thành công có thể phải chấp nhận chốt rất nhiều lệnh lỗ nhỏ, để có thể đạt được các lệnh lời lớn (ít hơn). Chúng ta phải khống chế cái bản năng sợ lỗ này, và luôn chuẩn bị sẵn tâm lý, chấp nhận việc cắt lỗ ngắn là 1 phần của cuộc chơi.
Hãy luôn nhớ câu nói rất nổi tiếng trong trading “hãy cắt lỗ nhanh nhưng hãy nuôi cho lời chạy”
Dù có nhận ra lỗi này, cũng ko dễ dàng để khắc phục, chũng tay hãy luôn nhớ cần trung lập đánh giá xác suất lời lỗ trong tương lai, luôn bám theo phân tích cơ bản để ra quyết định hợp lý, và đặt lệnh SL TP trước khi vào lênh để giúp duy trì kỷ luật.
2. Tự kiêu
Nhìn chung, con người hay có xu hướng đánh giá cao bản thân mình hơn thực tế, đặc biệt là khi ta thắng liên tiếp và chủ quan. Một cuộc khảo sát cho thấy 75% trader khi được hỏi, nghĩ là họ ở mức giỏi hơn trung bình.
Khi ta đánh giá quá cao khả năng trading và phán đoán của mình,ta thường xem nhẹ rủi ro nhưng lại kỳ vọng quá nhiều vào tỷ lệ thắng và xác suất lời, dẫn đến hai hậu quả là:
- Vào lệnh quá rủi ro, trang thái quá lớn
- Và trading quá nhiều, dẫn đến phát sinh quá nhiều chi phí (spread), và đóng lệnh lời quá sớm
Tâm lý con người thường có xu hướng tìm lời giải, nguyên nhân cho sự vật sự việc. Khi ta lời, ta thường tin là kết quả của việc lời đó đến từ khả năng của chúng ta, chứ không phải đến từ yếu tố bên ngoài (điều kiện thị trường, may mắn.v.v), và cơ chế này làm ta cảm thấy vui vẻ, và tăng thêm sự tự tin cho ta.
Tuy nhiên khi ta gặp lỗ, ta sẽ tìm cách lý giải là do các yếu tố bên ngoài như thị trường, bệnh dịch, chính sách, tin bất ngờ, v.v. cơ chế này hoàn toàn hợp lý về mặt cảm xúc, do ta luôn muốn tìm mọi cách để bảo vệ cái tôi của mình
Lời khuyên:
Chữa được lỗi này là không đơn giản, nên nhớ ta cũng chỉ là con người, ta không thể không có điểm yếu, tốt nhất nên lưu giữ lại quá trình giao dịch (screenshot màn hình, view của mình, v.v) để có thể đánh giá về dài hạn xem điểm yếu điểm mạnh của mình ở đâu.
3. Tâm lý bầy đàn (tham lam, sợ hãi)
Là xu hướng đổ xô vào lệnh theo của sentiment chung của cả thị trường, mà không có bất kỳ lời lý giải hợp lý nào về cơ bản cả. Thường tâm lý bầy đàn hay được thể hiện rõ nhất khi con người bị điều khiển bởi 02 cảm xúc, tham lam và sợ hãi
Tham lam:
Tham lam là động lực rất lớn, vào nhiều thời điểm nó là động lực DUY NHẤT làm thị trường chạy. Khi thị trường ở điểm cao trào của cảm xúc, phân tích cơ bản có thể không còn bất kỳ nghĩa lý gì. Có thể, 01 tin ra là tín hiệu ban đầu làm giá lên, nhưng sau đó, khi trader nhảy vào buy, quét 1 loạt cắt lỗ của short, làm giá tăng tiếp nữa, sau đó giá tạo ra hiệu ứng vòng lặp, tại thời điểm đó, trader không còn vào lệnh dựa trên TIN TỨC nữa, mà dựa trên GIÁ, ta vào mua vì ta thấy giá lên nhanh và mạnh quá, chứ ko phải vì tin ra tốt hay xấu.
Khi ta thấy giá tăng mạnh và ta không kịp vào, tâm lý FOMO sẽ ảnh hưởng tới khả năng đánh giá của ta, ta sợ bị bỏ lỡ cơ hội tốt, ta sẽ phải vào bằng mọi giá, dù lúc đó giá đã quá cao, (vd mua Gold ở 1700). Tâm lý sợ bỏ lỡ sẽ làm ta chấp nhận rủi ro quá cao. Và thường là sau khi cả thị trường lao vào thì cũng là lúc giá tạo đỉnh và sập
Sơ hãi:
Khi giá xuống quá nhanh, hoặc là bị cắt lỗ bởi margin call, cháy tài khoản, hoặc là phải tự cắt lỗ vì không thể ôm thêm được nữa. Lúc này hành vi của thị trường khá dễ đoán, giống như trong 1 đám cháy, ai cũng sẽ tìm đường thoát thân, và có thể bán tháo mọi tài sản, không cần biết giá trị thực như thế nào.
Nên nhớ là thị trường được điều khiển bởi con người, và giá chạy là phản ảnh lũy kế tất cả mọi giao dịch của cả thị trường tại mỗi thời điểm, với thị trường rộng lớn như FX, gần như rất khó để có thể phán đoán được là cả thị trường đang làm gì và ảnh hưởng tới giá ra sao,
Nhưng con người là động vật có cảm xúc, và hành vi của chúng ta sẽ dễ đoán khi con người rơi vào trạng thái cực căng thẳng (đặc biệt là khi cực lo sợ). khi ôm trạng thái lỗ ngược chiều (do hiệu ứng sợ lỗ), ta sẽ trải qua cảm giác căng thẳng tinh thần, và con người ai cũng sẽ có ngưỡng chịu đựng của mình, tới 1 thời điểm, khi mà sự đau khổ là quá sức chịu đựng, lúc đó ta sẽ tìm mọi cách để làm sao cho nỗi khổ không còn nữa, và kết quả là chấp nhận thất bại và bán ra cắt lỗ, thường là sau thời điểm đó thì giá lại dừng lại và tạo đáy, ai đã từng trải qua cảm giác cắt lỗ đúng đáy chắc sẽ hiểu rất rõ cảm giác này.
Trader có kinh nghiệm cũng có thể cảm nhận được sentiment của thị trường bằng cách quan sát hành vi của thị trường, nếu tất cả mọi người đều bàn bạc về Bitcoin, kể với nhau tôi lời được bao nhiêu, tôi sẽ có bao nhiêu tỷ, và bắt đầu mơ mông về việc tiêu số tiền triệu đô đó như thế nào, có thể đỉnh đã rất gần rồi. Còn khi thị trường cắm xuống, trader gào lên, thật quá vô lý, thật không thể hiểu nổi, v.v. hãy luôn nhớ rằng, mọi thứ không phải lúc nào cũng hợp lý, giá có thể chạy vì muôn ngàn lý do, và nó có thể ngược hoàn toàn lại với logic hay cơ bản
Lời khuyên:
Không có lời khuyên nào tốt hơn câu nói nổi tiếng của Warren Buffet, “hãy lo sợ khi thị trường tham lam, và hãy tham lam khi thị trường lo sợ”
Và lưu ý, khi đánh ngược chiều với thị trường cực cảm xúc, rủi ro của chúng ta là không hề nhỏ, biến động thị trường có thể cực shock, tốt nhất là hãy tính trước tới kịch bản xấu nhất, và vào trạng thái nhỏ để có thể chịu được các biến động của thị trường trước khi giá đảo chiều, cơn bão sẽ luôn to nhất ở đỉnh, giá sẽ lên cao nhất và rung lắc mạnh nhất, trước khi có thể đảo chiều.
4. Hiệu ứng sở hữu
Con người thường gắn giá trị cao hơn cho những gì họ sở hữu.
Ví dụ điển hình là 1 người mua 1 mảnh đất với giá 10triệu/m2, sau nhiều năm giá thị trường đã lên tới 100 triệu/m2. Khi được hỏi, Ông ta ko sẵn sàng mua thêm ở giá 100 triệu nữa vì nó quá cao. Nhưng nếu ai hỏi mua nhà của ông, thì ông nhất định không bán dưới 200 triệu.
Kinh tế cổ điển thì cho rằng giá thị trường phản ánh cung cầu, và mỗi người sẽ có 1 giá chấp nhận được mà tại mức đó họ sẵn sàng bán hoặc mua.
Thực tế chứng minh, con người gắn giá trị rất cao cho các tài sản họ đang có, so với trường hợp ngược lại là họ đang không nắm giữ tài sản mà chỉ có tiền mặt để ra quyết định mua nó. Tỉ lệ này thường sẽ là 2:1 lần. việc bán tài sản đang sở hữu, hoặc bị mua với giá xấu, sẽ kích thích 1 vùng của não bộ bình thường gắn liền với cảm giác đau và ghê tởm, trong khi mua được giá rẻ sẽ kích thích vùng hạnh phúc trong não
Trong tài chính, ta thường sẽ có xu hướng cố nắm giữ các trạng thái mà ta đang có. Đặc biệt là khi tài sản đó là được thừa kế.
Trong các nghiên cứu của tâm lý hành vi, nếu những người tham gia thí nghiệm được hướng dẫn hãy suy nghĩ như 1 trader, coi tàn sản chỉ là 1 công cụ lưu trữ giá trị, thì họ thường không bị hiệu ứng nắm giữ với các tài sản họ được đưa, và hiệu ứng sở hữu này được giải quyết, có điều là trong thực tế thì chính bản thân các trader nhiều khi lại không suy nghĩ được như trader.
Hiệu ứng mặc định: là 1 biến thể khác của hiệu ứng sở hữu, khi con người có 1 số lựa chọn, họ thường sẽ chọn lựa chọn mặc định, thay vì tìm hiểu và chọn các lựa chọn khác, dù có tối ưu hơn
Thay đổi nói chung là không thoải mái, con người thường sẽ ngại thay đổi, nếu họ không thấy vấn đề gì với tình cảnh hiện tại thì họ sẽ chọn không làm gì cả.
Lý thuyết kỳ vọng lý giải hiệu ứng này như sau, con người sẽ coi lựa chọn mặc định là điểm tham chiếu. và sẽ đánh giá lời lỗ dựa trên điểm tham chiếu này. Nếu chúng ta đang có 1 kênh đầu tư, dù chưa phải tối ưu, nhưng cũng không quá tệ (ví dụ đang đầu tư chứng khoán). Việc chúng ta chuyển sang lựa chọn khác (FX, bitcoin) có thể dẫn tới tiềm năng lời, hoặc tiềm năng lỗ. mà trong đó lỗ sẽ ảnh hưởng nặng tới tâm lý hơn. Nên mọi người sẽ giữ lại lựa chọn mặc định để tránh tiếc nuối.
Nếu chủ động thay đổi, và sau đó lỗ, chúng ta sẽ khó tránh khỏi tiếc nuối, còn nếu chúng ta ko thực sự cam kết bằng cách ra quyết định, ta có thể đổ cho ngoại cảnh được
Lời khuyên:
Thay vì giữ trạng thái mà không chịu bán, hãy nghiêm túc đánh giá lại lịch sử giá của tài sản mình đang nắm giữ, có thể giảm hiệu ứng này bằng cách chuyển đổi danh mục từng phần.
Hãy nhớ, tài sản nào cũng là tiền, đặt mình vào vị trí trung lập, nếu ví dụ bạn đang nắm giữ cổ phiếu ABC, có thể bạn sẽ không muốn bán, nhưng nếu ví dụ hiện tại bạn đang cầm tiền mặt, bạn có sẵn sàng vào ko? Câu hỏi đó sẽ đưa ta về bản chất thực của khoản đầu tư là triển vọng tốt hay xấu.