Các nền kinh tế lớn sẽ suy thoái trong 12 tháng tới

Các nền kinh tế lớn sẽ suy thoái trong 12 tháng tới

10:00 06/07/2022

Theo nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới Nomura, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới khi các NHTW mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

“Nhiều ngân hàng trung ương hiện giờ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất đó là hạ nhiệt lạm phát. Họ sẽ rất cứng rắn bởi sự tín nhiệm trong chính sách tiền tệ là vô cùng quan trọng, và họ sẽ không muốn đánh mất điều đó” Rob Subbaraman, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu, khu vực Châu Á - Nhật Bản.

“Điều đó có nghĩa là lãi suất sẽ tăng sớm hơn dự kiến. Trong vài tháng, chúng tôi đã chỉ ra những rủi ro của suy thoái kinh tế. Và bây giờ có nhiều nền kinh tế phát triển đang thực sự rơi vào suy thoái”.

Ngoài Hoa Kỳ, Nomura dự đoán ​​suy thoái ở khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Canada vào năm tới.

Subbaraman cho biết, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã duy trì chính sách tiền tệ "siêu lỏng lẻo” quá lâu, cho rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời, và giờ thì họ đã phải trả giá.

“Thêm vào đó, khi nhiều nền kinh tế suy yếu thì không thể dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng. Đó là một lý do nữa mà chúng tôi nghĩ rằng nguy cơ suy thoái đang rất cận kề” Subbaraman nói.

Suy thoái Hoa Kỳ: nhẹ nhưng kéo dài

Nomura dự báo một cuộc suy thoái tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra nhẹ nhưng kéo dài trong 5 quý bắt đầu từ quý IV năm 2022.

“Nước Mỹ sẽ rơi vào suy thoái và tăng trưởng GDP q/q sẽ bắt đầu âm từ quý 4 năm nay. Nó sẽ là một cuộc suy thoái nhẹ nhưng sẽ kéo dài trong 5 quý liên tiếp” Subbaraman nói.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang kiềm chế lạm phát tăng nóng bằng việc tăng lãi suất.

Fed đã tăng lãi suất thêm 75bp lên mức 1.5% -1.75% vào tháng 6 và Chủ tịch Jerome Powell đã đánh tiếng về một đợt tăng 50bp hoặc 75bp nữa trong tháng 7.

“Fed sẽ quyết liệt hơn khi lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chúng tôi dự đoán Fed sẽ tăng 75bp vào tháng 7 và sau đó là 50bp vào cuộc họp tiếp theo. Sau đó sẽ tăng 25bp cho đến khi đạt mức lãi suất 3.75% vào tháng Hai năm sau", Subbaraman nói.

Các nền kinh tế trung bình đối mặt với rủi ro

Nomura nhấn mạnh một số nền kinh tế quy mô trung bình - bao gồm Úc, Canada và Hàn Quốc - đã bùng lên những đợt vỡ nợ nhà đất. Báo cáo cho rằng, các nước này có nguy cơ suy thoái sâu hơn dự báo nếu lãi suất tăng khiến áp lực vay nợ càng lớn.

“Điều kỳ lạ là Trung Quốc, nước đang phục hồi tốt nhờ loạt chính sách thích hợp, mặc cho chiến dịch zero-covid có nguy cơ đưa nước này vào một cuộc suy thoái khác".

Subbaraman cảnh báo: “Nếu các ngân hàng trung ương không thắt chặt chính sách tiền tệ ngay bây giờ, thì nỗi đau khi lạm phát kinh tế cao dai dẳng còn lớn hơn nhiều".

"Giải quyết vấn đề lạm phát trước sẽ tốt cho nền kinh tế thế giới và xã hội hơn là để nó vượt khỏi tầm kiểm soát như chúng ta đã trải qua trong những năm 1970".

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ