Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Thị trường trái phiếu Trung Quốc đang chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ, và các "ngân hàng chính sách" của nước này đang chuyển hướng từ việc vay vốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sang tự huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và hai tổ chức cho vay theo định hướng chính sách khác đã hoàn trả khoản tiền ròng 343 tỷ nhân dân tệ (48 tỷ USD) theo chương trình cho vay bổ sung thế chấp (PSL) của PBoC trong tháng 4. Đây là khoản hoàn trả lớn nhất kể từ vào năm 2015.
Mặt khác, doanh số bán trái phiếu của ba tổ chức cho vay này đạt 364.7 tỷ nhân dân tệ trong tháng trước, mức cao nhất trong gần hai thập kỷ, theo GF Securities.
Các ngân hàng chính sách có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn huy động được từ trái phiếu, vốn thường được dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng và bất động sản.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, sự thay đổi nguồn tài trợ có nhiều tác động khác nhau. Việc cho vay PSL chủ yếu dành riêng cho các dự án cơ sở hạ tầng và bất động sản, vì vậy CDB và các đối tác có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn huy động được từ trái phiếu.
Tuy nhiên, bằng cách tăng cường nguồn cung trên thị trường trái phiếu, các ngân hàng chính sách có thể kiềm chế đà phục hồi của thị trường này, vốn đang khiến lợi suất TPCP Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục và làm giảm sức hấp dẫn của đồng Nhân dân tệ khi lãi suất vẫn tương đối cao ở Mỹ và các thị trường khác.
Các quan chức đã tăng cường giám sát hoạt động giao dịch và cảnh báo một số ngân hàng hạn chế lạm dụng trái phiếu nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính.
Thay đổi ròng hàng tháng của các khoản vay PSL
Các ngân hàng chính sách đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, có nhiệm vụ cấp tín dụng dựa trên ưu tiên của chính phủ thay vì lợi nhuận.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm do CDB phát hành đã giảm xuống 2.15%, thấp hơn mức lãi suất 2.25% đối với các khoản vay PSL.
Zhong Linnan tại GF Securities viết: “Chi phí tài trợ cho việc phát hành trái phiếu rẻ hơn chi phí vay từ PSL, vì vậy các ngân hàng chính sách gần như không muốn tham gia hạn các khoản vay PSL.
Theo Zhong, nguồn cung tăng vọt có thể kiềm chế đà phục hồi của thị trường trái phiếu và PBOC thậm chí có thể đang cố ý thúc đẩy các ngân hàng chính sách tiếp tục phát hành thêm trái phiếu để đạt được điều đó.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, một trong ba ngân hàng chính sách, cũng là một trong những tổ chức phát hành trái phiếu lớn nhất trong nước, đồng thời họ cũng được cho là đang xem xét đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu trong quý hai. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc là thành viên thứ ba của nhóm các ngân hàng chính sách.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sử dụng chương trình PSL để cung cấp 500 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ tài chính cho các "dự án trọng điểm", bao gồm xây dựng nhà ở xã hội do chính phủ trợ cấp và cải tạo các khu ổ chuột.
Việc giảm tín dụng PSL cho các ngân hàng chính sách không nhất thiết có nghĩa là ngừng hỗ trợ các dự án này. Chính phủ Trung Quốc có thể huy động nguồn lực từ các kênh khác. Bộ Tài chính công bố vào cuối ngày thứ Hai rằng họ sẽ cung cấp hàng tỷ nhân dân tệ tài trợ trực tiếp để giúp hơn một chục thành phố đủ điều kiện cải tạo các tòa nhà công cộng xuống cấp và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Bloomberg