Các Ngân hàng trung ương đang chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận "lạm phát chỉ là tạm thời'

Các Ngân hàng trung ương đang chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận "lạm phát chỉ là tạm thời'

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

14:10 02/06/2021

Các ngân hàng trung ương có lợi thế hơn trong việc thuyết phục các thị trường rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời, với lợi suất của Hoa Kỳ giao dịch trong một phạm vi hẹp. Đó là ngay cả khi dữ liệu lạm phát đánh bại các ước tính tháng trước. Một chuỗi các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ, bắt đầu với bảng lương vào ngày thứ Sáu, có thể làm suy yếu niềm tin đó - nên các nhà đầu tư đang chọn phương án đứng ngoài trong ngày hôm nay.

Các Ngân hàng trung ương đang chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận "lạm phát chỉ là tạm thời'
Các Ngân hàng trung ương đang chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận "lạm phát chỉ là tạm thời'

Hiện tại, chính sách nới lỏng trong bối cảnh hoài nghi lạm phát của các nhà hoạch định chính sách là đủ để thúc đẩy các chỉ số chứng khoán châu Âu đạt mức cao kỷ lục vào thứ Ba, dẫn đầu bởi DAX. Việc Đức dỡ bỏ các hạn chế chống đại dịch đang giúp ích, mặc dù sự lạc quan đó không được phản ánh bởi EUR/USD với chỉ số DXY đã tăng trở lại mức 90.0. Điều đó một phần nhờ sự sụt giảm đêm qua của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ, giảm xuống mức kỷ lục trong ngày xấp xỉ 8.80 USD khi Tổng thống Erdogan kêu gọi cắt giảm lãi suất vào mùa hè này - ngay trước báo cáo CPI ngày mai và cuộc họp báo CBRT hôm nay.

Các ngân hàng trung ương khác thì lo ngại hơn về giá áp lực lạm phát, với thành viên Fed, Lael Brainard, vạch ra những rủi ro trái chiều. Và nhiều bằng chứng lạm phát hơn có thể đến từ doanh số bán ô tô của Hoa Kỳ trong một ngày không có nhiều tin tức đáng chú ý- với các dấu hiệu tiềm ẩn về tình trạng thiếu chip. Một số ít diễn giả của Fed ngày hôm nay có thể châm ngòi cho những cuộc thảo luận về "tapering", mặc dù hợp đồng tương lai cổ phiếu của Hoa Kỳ đang không có hướng đi rõ ràng với bảng lương là chất xúc tác quan trọng.

Bên cạnh đó, giá dầu giữ mức cao nhất gần hai năm sau khi OPEC + báo hiệu về một thị trường năng lượng ngày càng chặt chẽ, gia tăng khả năng lạm phát, với Chỉ số Hàng hóa Bloomberg tiếp tục tăng. Điều đó, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng bị dồn nén, đến khi ông Andy Haldane của BOE cảnh báo về "đại lạm phát" đang dần xảy ra. Hiện thị trường không tin vào điều đó và chế độ "chờ và quan sát" hiện nay cũng có thể chỉ là tạm thời.

Laura Cooper, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD: Tăng trưởng mạnh mẽ hay khởi đầu cho chu kỳ suy yếu?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD: Tăng trưởng mạnh mẽ hay khởi đầu cho chu kỳ suy yếu?

Đồng USD đang đối mặt với một bức tranh triển vọng đầy mâu thuẫn giữa ngắn hạn và dài hạn. Trong khi ngắn hạn, đồng bạc xanh được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên nhờ những yếu tố kinh tế và chính sách hỗ trợ, thì về dài hạn, các áp lực cơ bản có thể khiến đồng tiền này suy yếu.
Liệu Bitcoin có "sụp đổ" một lần nữa?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu Bitcoin có "sụp đổ" một lần nữa?

Bitcoin cho thấy dấu hiệu suy yếu sau khi không ghi nhận được một mô hình đỉnh khác sau khi giảm xuống dưới 95,000 USD vào tuần trước. Sự sụt giảm diễn ra trong khoảng từ 98,000 USD đến 99,000 USD khi BTC tìm cách kiểm tra lại mức hỗ trợ ngay lập tức tại 95,000 USD.
AUD/USD lao dốc vì dữ liệu kinh tế ảm đạm, đồng Won phục hồi sau khi dỡ bỏ thiết quân luật
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

AUD/USD lao dốc vì dữ liệu kinh tế ảm đạm, đồng Won phục hồi sau khi dỡ bỏ thiết quân luật

Sự kết hợp giữa dữ liệu kinh tế yếu kém, triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ và các yếu tố địa chính trị đã tạo ra một môi trường thị trường đầy biến động. Cặp AUD/USD giảm mạnh do triển vọng tăng trưởng kinh tế của Úc mờ nhạt, trong khi đồng KRW đang chịu áp lực từ khủng hoảng chính trị.
Bong bóng đang ngày càng phình to trên thị trường Mỹ; Trung Quốc sẽ "ngã vào nỗi đau giảm phát" giống như Nhật Bản?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Bong bóng đang ngày càng phình to trên thị trường Mỹ; Trung Quốc sẽ "ngã vào nỗi đau giảm phát" giống như Nhật Bản?

Giới chuyên gia bắt đầu tranh luận về khả năng thị trường chứng khoán Mỹ đang bị định giá quá cao so với thế giới. Tuy nhiên, việc khoảng cách này thu hẹp trong ngắn hạn dường như khó xảy ra, nhất là với các chính sách kinh tế dự kiến của chính quyền Trump sắp tới. Bên cạnh đó, những lo ngại về việc nền kinh tế Trung Quốc tiến tới giảm phát giống như Nhật Bản đang làm các nhà lãnh đạo của đất nước tỷ dân phải đau đầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ