Các nhà đầu tư vào tài sản thay thế ở Nhật tăng 50% với mong đợi tìm kiếm lợi nhuận
Vân Chi
Junior Editor
Theo báo cáo từ nhà cung cấp dữ liệu thị trường Preqin, các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng đổ xô vào các tài sản thay thế trong những năm gần đây và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục khi họ tìm kiếm lợi nhuận.
Báo cáo hôm thứ Ba cho thấy, số lượng nhà đầu tư ở Nhật Bản phân bổ tiền vào các tài sản như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và quỹ phòng hộ đã tăng 50% kể từ năm 2019.
Các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các tổ chức khác đang tìm kiếm lợi nhuận cao hơn khi nền kinh tế Nhật Bản đang lạm phát tăng cao, tạo cơ hội cho các quỹ nước ngoài có thể cung cấp các sản phẩm có lợi suất cao hơn. Theo báo cáo, các cá nhân có giá trị tài sản cao và các nhà đầu tư bán lẻ trong nước cũng đang là một lĩnh vực mới nổi để khai thác.
Theo Preqin, công ty đã khảo sát các nhà đầu tư địa phương vào tháng 11, các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp đã tăng nhanh hơn so với các loại tài sản thay thế khác trong năm ngoái, và nhu cầu tín dụng nước ngoài vẫn có thể mạnh trong năm nay do lãi suất trong nước thấp.
Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn là một nguồn vốn dồi dào tuy thị trường này lại có nhiều rào cản gia nhập. Các công ty cần dành thời gian và nguồn lực để xây dựng mối quan hệ với các bên trung gian có khả năng tiếp cận các nhà phân bổ lớn nhất.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng có thêm nhiều tiềm năng phân bổ từ các quỹ hưu trí vào các tài sản thay thế. Quỹ hưu trí chính phủ GPIF, với khoảng 1.5 nghìn tỷ USD, đã đặt ra 5% cho các tài sản thay thế, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 1.5% tài sản được đầu tư, chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng và bất động sản, với một phần rất ít vào trái phiếu doanh nghiệp và quỹ phòng hộ.
Báo cáo cho biết, hai khoản lương hưu khác của quan chức chính quyền địa phương và cán bộ thành phố, cùng có tài sản hơn 300 tỷ USD, cũng đặt mục tiêu phân bổ 5% vào tài sản thay thế, nhưng mới đầu tư ít hơn 1% tài sản vào danh mục này.
Bloomberg