Cập nhật đầu phiên London: Biến động thị trường đang khiến các trader bối rối

Cập nhật đầu phiên London: Biến động thị trường đang khiến các trader bối rối

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

14:04 27/10/2020

Luôn luôn có rủi ro khi viết một bài với giọng điệu “bearish” vào đầu ngày sau khi những tin tức về Covid-19 sáng thứ hôm qua khiến thị trường quay cuồng. Mặc dù tôi không nghĩ rằng viễn cảnh vào hôm qua sẽ lại xảy ra, nhưng hành động giá có thể sẽ khó chịu do lượng người tham gia thị trường trước bầu cử Mỹ giảm dần.

Thị trường chứng khoán đang giao dịch xung quanh mức đáy của phiên đêm qua, khi cuộc bầu cử vào tuần tới của Mỹ đang gây nên sự hỗn loạn. Sự lây lan của làn sóng thứ hai và thứ ba của Covid-19 có thể đẩy một số ngành công nghiệp xuống mức không thể phục hồi khi thiệt hại kinh tế là quá lớn và đáng buồn thay, vòng xoáy Covid-19 vẫn tiếp tục tăng tốc.

Tâm lý lo ngại rủi ro hiện đang chiếm lĩnh thị trường sau một đợt điều chỉnh rất mạnh vào hôm qua.

Ở châu Âu, một dấu hiệu báo trước về mùa thu nhập ảm đạm hơn với lĩnh vực được cho là miễn nhiễm với Covid-19, khi SAP, một trong những công ty công nghệ lớn nhất châu Âu, đã đưa ra một cảnh báo lợi nhuận gây sốc đêm qua và nhấn mạnh nguy cơ suy giảm hơn nữa vào quý 4, đặc biệt là trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa ngày càng gia tăng.

Tâm lý risk-off bao phủ, dường như không ai muốn tham gia vào chiến lược “buy the dip” khi báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ sắp được công bố. 

Có vẻ như thị trường cuối cùng cũng đang xem xét sự gia tăng toàn cầu về số ca nhiễm Covid-19 một cách nghiêm túc hơn trong tuần này. Với việc áp đặt lệnh giới nghiêm trên khắp châu Âu, rủi ro kinh tế giờ đây đang dần hiển hiện.

Ở Mỹ, cuộc đua tổng thống ngày càng căng thẳng và một thỏa thuận tài khóa thiếu tiến triển (mặc dù tôi nghĩ rằng thị trường hiện không đánh giá quá cao vấn đề này) cũng khiến các nhà đầu tư tức giận vì xác suất xuất hiện “làn sóng xanh” đã giảm bớt phần nào. Hợp đồng tương lai e-mini S&P 500 đã giảm xuống mức 3,400 sau khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow nói với giới truyền thông rằng có một số lĩnh vực trong kế hoạch về gói kích thích của Pelosi mà Trump không thể chấp nhận.

Giống như cuối tuần trước, thứ Hai có vẻ như chứng kiến 1 đợt điều chỉnh giảm bớt các vị thế rủi ro hơn là suy yếu về cấu trúc thị trường. Vì vậy, chúng ta nên kỳ vọng hành động giá sẽ tiếp tục giật 2 chiều trong những ngày tới, với việc các nhà đầu tư đều muốn tránh gia tăng rủi ro trước những gì hứa hẹn sẽ là một hoặc hai tuần ngập tràn tin tức.

Thị trường dầu mỏ

Dầu thô đã giảm hơn 5% so với mức đỉnh hôm thứ Sáu do tâm lý bị ảnh hưởng bởi sự thiếu tiến triển rõ ràng đối với gói kích thích của Mỹ và số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng trên toàn cầu. Tin tức về việc Libya khai thác trợ lại mỏ El Feel - mỏ dầu trọng điểm trước đó bị đóng cửa khi xung đột leo thang vào tháng 1 năm nay, đã làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung.

Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng vào cuộc họp OPEC+ cuối tháng 11. Và mặc dù có một số biến số cần xem xét, tôi cho rằng quan điểm về giá dầu tệ nhất sẽ là trung lập và có khả năng tích cực trong trung hạn. Cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC chỉ hỗ trợ cho giá dầu chứ không phải là chất xúc tác tăng giá, đặc biệt với tin tức về sự lây lan làn sóng thứ hai và thứ ba, có cảm giác như đây mới là yếu tố dẫn dắt thị trường.

Thị trường tiền tệ

Đồng USD đã ổn định hơn một chút vào sáng nay, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, các cuộc đàm phán kích thích tài khóa của Mỹ bị đình trệ và những cảnh báo về kết quả kinh doanh ở châu Âu. Phần lớn đây không phải là những yếu tố mới, nhưng cảnh báo của SAP rằng Covid-19 có thể tiếp tục cản trở hoạt động vào năm 2021 đã thúc đẩy tâm lý “risk-off” trên khắp các thị trường với cổ phiếu và lợi suất trái phiếu thấp hơn trong khi USD tăng lên.

Đồng Euro là đồng tiền hoạt động kém hiệu quả hôm qua khi dữ liệu IFO của Đức cho thấy tác động ban đầu của đợt bùng phát Covid-19 gần đây.

Bảng Anh vẫn đứng vững trước một đồng USD mạnh hơn vào sáng nay, bất chấp tâm lý “risk-off” trên thị trường. Nguồn gốc của cho sự ổn định của GBP vẫn là sự lạc quan xung quanh triển vọng cho một thỏa thuận Brexit.

Những nhà đầu tư mới mở vị thế “long” CNY đã tháo chạy ngày hôm qua sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ trừng phạt Boeing Defense và Lockheed Martin do Mỹ chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan. Đây chưa hẳn là tin tức mà các nhà giao dịch nội địa đang dựa vào khi các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc họp vào tuần này để thảo luận về kế hoạch 5 năm từ 2021-25. Việc bán tháo liên tục trên USD/CNH, do sự thiếu can thiệp của PBoC so với năm 2017, được kỳ vọng sẽ báo trước một cơ chế mới nhằm thúc đẩy tính linh hoạt và toàn cầu hóa đồng tiền nước này.

Tôi nghĩ rằng các lệnh trừng phạt là một lời nhắc nhở rõ ràng từ Bắc Kinh rằng dù bất kể ai ngồi trong Nhà Trắng, khi nói đến chủ quyền, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Vị thế của đồng CNY trên thị trường hiện đã khá lớn và chúng tôi đã thấy kết quả có thể dự đoán được.

Quan điểm về thị trường Forex

Thị trường muốn gia tăng vị thế  vào các loại tiền tệ nhưng vẫn đang đối mặt với hội chứng "lừa tôi hai lần" (fool me twice) do các cuộc thăm dò không chính xác từ năm 2016 vẫn còn trong tâm trí của các nhà giao dịch và cảnh giác về việc mắc lại sai lầm tương tự đã tạo ra sự thiên kiến đáng kể trong tuần qua.

Các nhà giao dịch muốn tham gia, nhưng họ kiềm chế vì lo sợ về một kết quả gây náo loạn trong trường hợp xấu nhất và chưa hoàn toàn quan tâm đến triển vọng được cải thiện của một thỏa thuận kích thích lưỡng đảng, ngay cả khi đồng USD đang trên bờ vực tiếp tục giảm sâu.

Thị trường vàng

Vàng tăng trở lại trên 1,900 USD/oz mặc dù USD tăng và thị trường cổ phiếu sụt giảm do nhu cầu trú ẩn trước bầu cử của Hoa Kỳ.

Vàng bị kẹt giữa tác động giảm giá do đồng USD vững vàng, lợi suất trái phiếu thấp hơn và cổ phiếu suy yếu đáng kể. Mặc dù không tăng, vàng hiện đang trong giai đoạn tích lũy đi ngang. Điều này cho thấy sự gia tăng của tâm lý “risk-off” và đồng USD mạnh hơn là không đủ để đẩy giá vàng xuống thấp. Quả thực, đây là điều đáng khích lệ. Vàng được hưởng đủ lực mua từ nhu cầu trú ẩn an toàn - được tạo ra bởi số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng và sự trượt giá cổ phiếu, đã bù đắp tác động giảm giá từ đồng USD. Nhưng đây chỉ là những rủi ro ngắn hạn. Vàng vẫn đang chờ đợi ngọn lửa lạm phát không sớm thì muộn sẽ bùng lên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ