Cập nhật thị thường phiên Á 20.02: Thị trường châu Á ảm đạm, chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh giảm

Cập nhật thị thường phiên Á 20.02: Thị trường châu Á ảm đạm, chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh giảm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:06 20/02/2024

Chứng khoán Trung Quốc giảm đầu phiên giao dịch ảm đạm đối với chứng khoán châu Á, sau khi việc giảm lãi suất vay thế chấp không thể kích thích tâm lý thị trường.

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông mở cửa với sắc đỏ sau động thái hạ lãi suất cho vay 5 năm xuống mức thấp nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trong khi chứng khoán Australia trượt dốc.

Biến động của chứng khoán Trung Quốc diễn ra sau mức tăng nhẹ vào ngày 19/02, tâm lý thị trường không còn lạc quan như trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Khối lượng giao dịch tăng vọt đối với một số quỹ ETF cho thấy các quỹ được nhà nước hậu thuẫn đang tiếp tục hỗ trợ thị trường.

S&P 500 lập kỷ lục mới vào tuần trước, trong khi Euro Stoxx 50 tiệm cận mức cao nhất trong hai thập kỷ. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định sau khi thị trường giao ngay đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 19/02.

x

Lợi suất TPCP Mỹ tăng trong phiên giao dịch ngày 19/02. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Úc và New Zealand cũng tăng cao hơn.

Mặ khác, Capital One Financial đã đồng ý mua toàn bộ cổ phiếu Discover Financial Services trị giá 35 tỷ USD để trở thành công ty phát hành thẻ tín dụng lớn nhất Hoa Kỳ tính theo khối lượng khoản vay.

Thị trường hiện đang kỳ vọng rằng khoảng 90bps sẽ được cắt giảm trong năm 2024 khi Fed bắt đầu hạ lãi suất, con số này giảm từ mức 150bps vào đầu tháng Hai. Ở châu Âu, mức đặt cược vào lãi suất đã giảm từ 150bps xuống còn khoảng 100bps.

Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn Nvidia vào ngày 21/02 có thể mang lại động lực mới cho thị trường. Gã khổng lồ chip này đã vượt qua giá trị thị trường của Amazon với kỳ vọng sẽ là kẻ chiến thắng lớn nhất từ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo.

Trong tuần này, bản cuộc họp tháng 1 của Fed sẽ được công bố vào ngày 21/02 và dữ liệu lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu được công bố vào ngày 22/02.

Vàng ổn định sau khi tăng cao hơn vào ngày 19/02, giao dịch quanh mức 2,015 USD/ounce. Giá dầu WTI cũng tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đỏ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn

Có nhiều lý do chính đáng để Israel không tấn công chương trình hạt nhân của Iran trong đợt trả đũa sắp tới của nước này đối với Cộng hòa Hồi giáo. Tuy nhiên, logic cho một cuộc tấn công phủ đầu chưa bao giờ hấp dẫn đến vậy, chính xác là vì lý lẽ của Tehran về việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân cũng chưa bao giờ mạnh mẽ đến vậy. Điều này vốn không ổn định và nguy hiểm.
Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan

Thị trường lao động khu vực đồng Euro hiện tại đang khá mạnh mẽ dựa trên dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm mới nhất. Tuy nhiên, các chỉ số khảo sát vào quý 3 năm 2024 cho thấy tăng trưởng việc làm gần đây đã chững lại. Dữ liệu nhìn chung chỉ ra rằng có nhiều rủi ro đối với triển vọng của thị trường lao động.
Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Bất chấp tất cả nỗ lực, việc bảo vệ châu Âu khỏi những tác động tiềm tàng từ sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ dường như là điều không thể. Trong khi các quốc gia như Pháp và Ý đang siết chặt chính sách tài chính và gia tăng thuế nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách, các căng thẳng về địa chính trị và chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Nếu Trump thắng cử, loạt thuế quan mới có thể làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại, tạo ra thách thức lớn đối với sự ổn định và tăng trưởng.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)

Trong bối cảnh kinh tế biến động và bất ổn chính trị, tín dụng tư nhân đã nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phần này sẽ khám phá sự gia tăng phổ biến của tín dụng tư nhân, những thách thức và cơ hội mà các nhà cho vay phải đối mặt, cùng cách họ điều chỉnh chiến lược để duy trì lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)

Thị trường Mỹ đang rơi vào thế bế tắc khi cả nền kinh tế và cuộc bầu cử tổng thống đều chưa có sự đột phá rõ ràng. Với kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed và kết quả bầu cử sắp tới, giới đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào một sự đột phá để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, mọi sự vẫn chưa chắc chắn.
Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?

Nhìn vào bức tranh kinh tế Hoa Kỳ gần đây, ta không khỏi ngạc nhiên trước sự tăng trưởng vượt bậc dưới thời Tổng thống Joe Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Cụ thể, GDP thực tế đã bứt phá với tốc độ ấn tượng 3.1% mỗi năm kể từ quý đầu tiên Biden cầm quyền, vượt xa con số 2.1% dưới thời Trump. Đây là một sự thật không thể chối cãi, dù rằng những con số này vẫn có thể thay đổi theo thời gian, khi Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục điều chỉnh và cập nhật Báo cáo Thu nhập và Sản phẩm Quốc gia.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ