Cập nhật thị trường 27/03/2024: Chứng khoán châu Á lan tỏa sắc xanh khi Phố Wall suy giảm

Cập nhật thị trường 27/03/2024: Chứng khoán châu Á lan tỏa sắc xanh khi Phố Wall suy giảm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:39 27/03/2024

Chứng khoán châu Á tăng điểm hôm thứ Tư (27/03), sau khi Phố Wall tiếp tục điều chỉnh giảm từ các mức đỉnh kỷ lục trong năm nay.

Chứng khoán Nhật Bản mở cửa với sắc xanh, trong khi chứng khoán Úc và Hàn Quốc ổn định. HĐTL chứng khoán Hồng Kông sụt giảm.

S&P 500 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp sau đợt mua ồ ạt khiến chỉ số này tăng gần 10% trong quý I/2024, đang trên đà đạt được mức tăng trong 5 tháng liên tiếp. Giờ đây, câu hỏi được đặt ra là liệu đợt phục hồi có tiếp tục diễn ra khi định giá cổ phiếu vẫn ở mức cao so với lịch sử.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản là một trong số ít chỉ số chứng khoán châu Á có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Mỹ, khi tăng hơn 20% trong năm nay và đang hướng tới đạt được hiệu suất theo quý tốt nhất từ ​​trước đến nay. Chứng khoán Hồng Kông vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau sự sụt giảm vào đầu năm và có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó, Sydney ghi nhận mức tăng khiêm tốn.

S&P 500 thoái lui toàn bộ đà tăng trong 30 phút cuối phiên

Theo Tony Sycamore, chuyên gia phân tích tại IG Australia, viết: “Nhà đầu tư có xu hướng bán cổ phiếu ở những thị trường tăng mạnh gần đây, bao gồm Hàn Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, đồng thời mua vào những cổ phiếu bị định giá thấp. Thá ng này, dòng vốn có thể chảy từ cổ phiếu sang trái phiếu, vồn hoạt động kém hiệu quả so với cổ phiếu.

Những tích cực gần đây trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể được thử thách khi các tổ chức tài chính lớn công bố báo cáo kết quả kinh doanh, bắt đầu từ Ngân hàng Công thương và Thương mại Trung Quốc vào cuối ngày thứ Tư.

Tập đoàn Alibaba sau khi hủy bỏ đợt IPO cho chi nhánh Cainiao tại Hồng Kông, đã từ bỏ thỏa thuận trị giá hơn 1 tỷ USD trong một động thái bất ngờ nhấn mạnh cách tiếp cận mới của họ nhằm trẻ hóa đế chế thương mại điện tử đang suy yếu.

TPCP Mỹ ổn định trong phiên Á sau khi phục hồi từ mức thấp trong phiên vào thứ Ba sau khi bán ra 67 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Đồng USD ổn định.

Dầu tiếp tục giảm nhẹ sau khi một báo cáo về ngành chỉ ra tồn kho của Mỹ tăng đáng kể và thị trường chung đang có xu hướng yếu hơn trước cuối quý.

Trong khi đó, nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu PCE vào hôm 29/03. Dữ liệu đã công bố cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ vẫn giữ ổn định, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tăng, đồng thời giá nhà cũng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2022.

Theo Marko Kolanovic của JPMorgan, để cổ phiếu đảm bảo mức tăng trong những tháng gần đây, các ngân hàng trung ương toàn cầu phải nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay và các công ty phải đạt được mức tăng trưởng thu nhập lành mạnh.

Mặt khác, doanh số bán iPhone của Apple tại Trung Quốc đã giảm khoảng 33% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Kamala Harris và Donald Trump vào tối thứ Ba đã chứng minh khả năng của Phó Tổng thống trong việc đối đầu với đối thủ mạnh. Harris không chỉ chiến thắng mà còn giải tỏa những lo ngại về khả năng của bà trong cuộc chiến sắp tới.
Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Sáu tuần trước, tác giả đã viết về một sự kiện có vẻ như là sự khởi đầu cho cuộc "lộn ngược dòng" của small caps. Các công ty vốn hóa nhỏ, sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả, đã trở nên "điên cuồng" trong một tuần sau khi dữ liệu lạm phát tích cực làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất. Câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là sự thay đổi về xu hướng dẫn dắt thị trường?
Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức

Khi Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, câu hỏi quan trọng là liệu động thái này có thể làm giảm bớt áp lực tài chính đang đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ hay không. Mặc dù lãi suất thấp hơn có thể giảm chi phí lãi vay, nhưng tác động thực sự đối với nền kinh tế và người tiêu dùng có thể không diễn ra ngay lập tức. Trong bối cảnh lạm phát vẫn có thể thay đổi và áp lực từ chi phí tín dụng vẫn hiện hữu, tương lai của nền kinh tế còn nhiều bất định.
Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Mùa hè ở châu Âu rất nóng, không chỉ đối với khách du lịch. Các NHTW ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang chịu áp lực từ nhiều phía - giới chính trị, thị trường tài chính, dư luận - đối với việc cắt giảm lãi suất. Tất cả các NHTW đều phải đối mặt với điều này, bất kể điều kiện kinh tế hay lãi suất chính sách của họ hiện tại là bao nhiêu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ