Cập nhật thị trường phiên Á 04.03: Chứng khoán châu Á khởi sắc trong ''tuần chính sách'' của Trung Quốc

Cập nhật thị trường phiên Á 04.03: Chứng khoán châu Á khởi sắc trong ''tuần chính sách'' của Trung Quốc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:58 04/03/2024

Chứng khoán châu Á tăng điểm hôm thứ Hai (04/03), theo đà tăng của chứng khoán Mỹ trong một tuần tuần quan trọng với phát biểu trước quốc hội của Chủ tịch Fed Jerome Powell và Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã vượt qua mức 40,000 lần đầu tiên khi chính phủ xem xét việc tuyên bố rằng nền kinh tế nước này đã chính thức thoát khỏi tình trạng giảm phát, Kyodo đưa tin hôm 02/03.

Daiju Aoki, giám đốc đầu tư tại UBS SuMi Trust Wealth Management ở Tokyo, nhận định: “Khi thị trường đạt mức đỉnh kỷ lục, chúng thường có xu hướng đi ngang. Chỉ số Nikkei đạt mốc 40,000 cho thấy nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vẫn lạc quan về chứng khoán Nhật Bản.”

Chứng khoán Hàn Quốc và Úc cũng giữ được sắc xanh. Mặt khác, HĐTL chứng khoán Hồng Kông tăng và chứng khoán Mỹ ổn định ở phiên giao dịch châu Á sau khi S&P 500 lập kỷ lục mới vào ngày 01/03.

Chứng khoán Trung Quốc và đồng nhân dân tệ sẽ là tâm điểm trước thềm Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc lần thứ 14, một cuộc họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh, bắt đầu vào ngày 05/03 trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế yếu kém.

Việc cắt giảm lãi suất vay thế chấp và khuyến khích các quỹ đầu tư quốc gia mua cổ phiếu không thúc đẩy niềm tin của giới đầu tư trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn khi đối mặt với cuộc khủng hoảng bất động sản, tình trạng giảm phát dai dẳng và hậu quả của đợt bán tháo cổ phiếu trị giá 7 nghìn tỷ USD khiến cho nhà đầu tư cá nhân chịu tổn thất nặng nề.

Giá dầu ổn định gần mức cao nhất trong năm nay sau khi OPEC+ quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng để tránh tình trạng dư thừa dầu thô toàn cầu. Dầu thô Mỹ được giao dịch trên mức 80 USD/thùng trong phiên Á, duy trì mức đỉnh sau gần 4 tháng vào ngày 01/03.

TPCP ổn định sau khi lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giảm 9bps vào ngày 01/03 do dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến ​​và những bình luận thận trọng từ các quan chức Fed. USD giao dịch trong phạm vi hẹp so với các đồng tiền trong G10.

Phát biểu của Powell
Sự phục hồi ở thị trường Mỹ có thể sẽ phụ thuộc vào dữ liệu việc làm và phát biểu của ông Powell trong tuần này, vì các dự doán về thời điểm bắt đầu chính sách nới lỏng của Fed đã được điều chỉnh sau những dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường. Theo Bloomberg, các nhà giao dịch hợp đồng swaps dự đoán đợt cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 7, thay vì tháng 5 như họ đã ước tính vào đầu tháng trước.

John Briggs, Giám đốc bộ phận chiến lược toàn cầu tại NatWest Markets, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ không đi chệch hướng so với thông điệp gần đây của các quan chức Fed khi họ vẫn đang chờ đợi và xem xét thêm các dữ liệu. Lợi suất TPCP đã tăng lên mức cao nhất gần đây và chúng tôi cho rằng khả năng lợi suất điều chỉnh tăng cao hơn nữa sẽ ít xảy ra trong thời gian tới”.

Đà tăng của thị trường chứng khoán có vẻ sẽ không chững lại khi lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ tăng gần 8% trong quý 4/2023. Trong khi đó, cơn sốt trí tuệ nhân tạo đã khiến các nhà dự báo Phố Wall phấn khích, thúc đẩy một cuộc đua giữa các chiến lược gia để theo kịp đà tăng của thị trường chứng khoán, vốn đã vượt xa kỳ vọng của họ hồi đầu năm 2024.

Bank of America đã nâng dự báo cho S&P 500 lên 5,400 vào cuối năm trong bối cảnh lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn duy trì tốt hơn dự kiến, theo Savita Subramanian trong một báo cáo gửi khách hàng.

Trong tuần này, một số dữ liệu được công bố bao gồm dữ liệu lạm phát ở Tokyo, dữ liệu tăng trưởng của Úc và quyết định chính sách từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Bên cạnh đó, các cuộc bỏ phiếu sơ bộ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong ngày 05/03, dữ liệu việc làm của Mỹ cũng sẽ được công bố.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ