Cập nhật thị trường phiên Á 05.06: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, trái phiếu châu Á tiếp nối đà tăng của TPCP Mỹ
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
TPCP Mỹ tăng vào đầu phiên Á khi những dấu hiệu thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt đã củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Cổ phiếu chật vật tìm lực kéo.
Trái phiếu Úc và Nhật Bản tăng sau khi dữ liệu của Hoa Kỳ cho thấy số việc làm mới đạt mức đáy kể từ năm 2021. Điều này đã đẩy TPCP Mỹ tăng cao vào thứ Ba - khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 6bps - và củng cố suy đoán rằng Fed sẽ có thể hạ lãi suất trong năm nay. Lợi suất TPCP Mỹ ổn định vào đầu phiên thứ Tư.
Chứng khoán Nhật Bản mở cửa với sắc đỏ, trong khi chứng khoán Úc và Hàn Quốc tăng cao hơn. HĐTL chứng khoán Hồng Kông khá trầm lắng. Thị trường Ấn Độ sẽ là tâm điểm chú ý sau khi kết thúc phiên tồi tệ nhất trong hơn 4 năm khi đảng của Thủ tướng Narendra Modi mất đa số trong quốc hội.
Theo Bill Adams tại Ngân hàng Comerica, rủi ro lạm phát do áp lực tiền lương đang hạ nhiệt, điều này khiến Fed dễ thở hơn so với vài năm trước. Đó có lẽ là lý do tại sao Chủ tịch Jerome Powell đã bình tĩnh đón nhận việc lạm phát tăng tốc vào đầu năm nay, ông chia sẻ rằng việc tăng lãi suất là khó xảy ra.
Ronald Temple, chiến lược gia tại Lazard, cho rằng: “Dữ liệu đang cho thấy Fed nên bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ”.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ
Tại Hoa Kỳ, các báo cáo kinh tế gần đây cho thấy nhà đầu tư đang dần mất niềm tin vào câu chuyện “Goldilocks” và đang hướng tới điều gì đó phù hợp hơn với đà suy yếu của chi tiêu tiêu dùng,” Ian Lyngen và Vail Hartman tại BMO Capital Markets cho biết.
Các chuyên gia tại BMO Capital Markets nhận định rằng điều này không có nghĩa là nền kinh tế thực đang đứng trước bờ vực suy thoái, nhưng khả năng thị trường lao động duy trì ổn định dường như thấp hơn so với hồi quý 1. Nói cách khác, viễn cảnh “Goldilocks” tuy đang lung lay nhưng chưa hoàn toàn biến mất.
Theo Fawad Razaqzada tại City Index và Forex.com, dữ liệu việc làm khiến lợi suất trái phiếu giảm, nhưng điều này đã bị những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp lấn át.
Ông lưu ý: “Do đó, thị trường chứng khoán không phản ứng tích cực như thường lệ trước dữ liệu yếu hơn dự kiến. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có đang hướng đến một đợt điều chỉnh cần thiết từ lâu hay không? Về mặt kỹ thuật, triển vọng của chỉ số S&P 500 vẫn chưa tiêu cực, nhưng khả năng xấu đi có thể xảy ra trong những ngày tới.
Dầu kéo dài đà giảm sau khi báo cáo ngành cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ gia tăng. Giá đồng trượt xuống dưới 10,000 USD. Bitcoin đạt đỉnh 70,000 USD.
Bloomberg