Cập nhật thị trường phiên Á 12.03: Thị trường châu Á thận trọng trước dữ liệu lạm phát của Mỹ
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, sau phiên giao dịch thận trọng trên Phố Wall, khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, vốn được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm Fed nới lỏng chính sách.
Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ 2 liên tiếp trong bối khi thị trường kỳ vọng rằng BoJ sẽ điều chỉnh chính sách trong cuộc họp vào tuần tới. Ngược lại, chứng khoán Australia và Hàn Quốc lại tăng điểm.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng sau khi có thông tin cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ chấm dứt lãi suất âm trong tháng này nếu dữ liệu tiền lương được công bố tốt. Dữ liệu chỉ số giá sản xuất PPI được công bố vào đầu ngày 12/03 đã vượt ước tính.
Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management ở Singapore , cho rằng khả năng BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm sẽ khá cao nếu các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân đi đến thống nhất về mức tăng lương trên 4%.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng bất kỳ động thái tăng giá nào của đồng Yên cũng “có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Vì vậy, chúng tôi sẽ rất thận trọng về điều đó.”
Chứng khoán Hồng Kông khởi sắc trong ngày 12/03, tuy nhiên, nhà phát triển bất động sản được nhà nước hậu thuẫn China Vanke lại biến động trái chiều sau khi Moody's Ratings hạ xếp hạng tín dụng của công ty và cảnh báo về khả năng hạ sâu hơn nữa.
Cổ phiếu các công ty sản xuất thép ở châu Á đã tụ dốc sau đà giảm lớn nhất của quặng sắt kể từ năm 2022.
HĐTL chứng khoán Mỹ tăng sau khi 2 chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 giảm nhẹ vào ngày 11/03. Nhà đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin để đánh giá xem liệu đà tăng gần đây của chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Mỹ chỉ là nhất thời hay là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm lạm phát đã gặp trở ngại. Sau khi đóng cửa ở mức đỉnh kỷ lục 16 lần trong năm nay, S&P 500 đang có dấu hiệu quá nóng, khiến các chuyên gia cảnh báo về khả năng điều chỉnh giảm trong thời gian tới.
Theo một cuộc khảo sát của Fed tại New York, kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ đối với lạm phát trong 3 năm tới đã tăng lên trong tháng 2. Dữ liệu này được công bố trước báo cáo hôm 12/03, dự kiến cho thấy lạm phát chỉ hạ nhiệt trong tháng trước, nhấn mạnh lý do tại sao các quan chức Fed không vội cắt giảm lãi suất.
TPCP Mỹ ổn định sau khi giảm vào ngày 11/03. Đồng USD suy yếu nhẹ so với hầu hết các đồng trong nhóm G10.
Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy, trong 6 tháng qua, chỉ số S&P 500 đã dao động khoảng 0.8% theo cả hai hướng vào ngày báo cáo CPI được công bố, tăng so với mức dưới 0.5% vào tháng 9.
Theo Anthony Saglimbene tại Ameriprise, nhà đầu tư lo ngại giá cổ phiếu đã phản ánh hầu hết các tin tức tích cực và đang đi trước các dữ liệu sắp tới hỗ trợ cho kịch bản "hạ cánh mềm" của nền kinh tế.
Giá dầu tăng sau ba phiên giảm liên tiếp trước loạt báo cáo và dữ liệu lạm phát của Mỹ. Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 72,000 USD, tăng 6 phiên liên tiếp nhờ dòng vốn đổ vào các quỹ ETF của Mỹ.
Mặt khác, ngân hàng trung ương Argentina bất ngờ hạ lãi suất từ 100% xuống 80%.
Bloomberg