Cập nhật thị trường phiên Á 12.04: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, vàng tăng vọt lên mức đỉnh kỷ lục mới

Cập nhật thị trường phiên Á 12.04: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, vàng tăng vọt lên mức đỉnh kỷ lục mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:46 12/04/2024

TPCP tăng trong phiên Á hôm thứ Sáu (12/04), chứng khoán biến động trái chiều sau đợt phục hồi của các ông lớn công nghệ đã thúc đẩy chứng khoán Mỹ khởi sắc.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm hơn 2bps, phục hồi sau đà bán tháo hôm thứ Năm. Dữ liệu cho thấy chỉ số giá PPI tháng 3 của Mỹ tăng mạnh nhất trong 11 tháng, nhấn mạnh khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Vàng duy trì đà tăng vào đầu phiên Á sau khi leo lên mức đỉnh kỷ lục mới hôm thứ Năm do báo cáo lạm phát của Mỹ.

Chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đều tăng trong khi chứng khoán Úc và Hồng Kông đều sụt giảm.

HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định sau khi S&P 500 khởi sắc, và Nasdaq 100 khép phiên tăng 1.5% hôm thứ Năm. Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các công ty Mỹ, đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh tích cực từ Big Tech cũng sẽ là động lực chính.

George Ball, chủ tịch Sanders Morris, cho rằng: “Động lực thúc đẩy thị trường không phải đến từ việc cắt giảm lãi suất của Fed mà chính là kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp."

P/E forward và EPS ước tính của chỉ số S&P 500

Đồng Yên ổn định sau khi tiếp tục suy yếu vào thứ Năm. Các nhà giao dịch tiếp tục theo dõi đồng tiền này khi chính phủ Nhật Bản cảnh báo sẽ xem xét tất cả các biện pháp để hỗ trợ đồng yên sau khi USD/JPY tăng lên mức đỉnh kỷ lục kể từ năm 1990.

Nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi chặt chẽ đồng nhân dân tệ sau khi đồng tiền này tăng giá so với đồng bạc xanh bốn trong năm phiên giao dịch.

Theo Quincy Krosby, Giám đốc chiến lược toàn cầu của LPL Financial, chỉ số PPI cao nhất trong 11 tháng của Mỹ có thể khiến thị trường thêm lo lắng khi nền kinh tế vẫn đang nóng lên, nhưng PPI toàn phần thấp hơn hơn một chút so với ước tính đã xoa dịu một số lo ngại về triển vọng lạm phát phi mã.

Chỉ số PPI lõi và thay đổi PPI hằng năm

Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết Fed đã đạt được “tiến bộ to lớn” khi hướng tới sự cân bằng tốt hơn giữa các mục tiêu lạm phát và việc làm, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng không cần phải cắt giảm lãi suất trong “thời gian gần”.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh ở Mỹ bắt đầu sôi động vào thứ Sáu với một số ngân hàng Mỹ công bố báo cáo. Lợi nhuận của nhóm “Magnificent Seven”, bao gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia, Meta và Tesla đang trên đà tăng 38% trong quý đầu tiên, theo BI.

Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất. Bộ dữ liệu được công bố sắp tới bao gồm sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản, lạm phát ở Ấn Độ và dữ liệu thương mại của Trung Quốc. Các thị trường đóng cửa ở Indonesia, Thái Lan và Dubai.

Trong khi đó, giá dầu tăng cao hôm nay sau khi sụt giảm trong phiên trước đó do lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng vọt làm lu mờ khả năng Iran tấn công Israel.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Kamala Harris và Donald Trump vào tối thứ Ba đã chứng minh khả năng của Phó Tổng thống trong việc đối đầu với đối thủ mạnh. Harris không chỉ chiến thắng mà còn giải tỏa những lo ngại về khả năng của bà trong cuộc chiến sắp tới.
Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Sáu tuần trước, tác giả đã viết về một sự kiện có vẻ như là sự khởi đầu cho cuộc "lộn ngược dòng" của small caps. Các công ty vốn hóa nhỏ, sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả, đã trở nên "điên cuồng" trong một tuần sau khi dữ liệu lạm phát tích cực làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất. Câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là sự thay đổi về xu hướng dẫn dắt thị trường?
Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức

Khi Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, câu hỏi quan trọng là liệu động thái này có thể làm giảm bớt áp lực tài chính đang đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ hay không. Mặc dù lãi suất thấp hơn có thể giảm chi phí lãi vay, nhưng tác động thực sự đối với nền kinh tế và người tiêu dùng có thể không diễn ra ngay lập tức. Trong bối cảnh lạm phát vẫn có thể thay đổi và áp lực từ chi phí tín dụng vẫn hiện hữu, tương lai của nền kinh tế còn nhiều bất định.
Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Mùa hè ở châu Âu rất nóng, không chỉ đối với khách du lịch. Các NHTW ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang chịu áp lực từ nhiều phía - giới chính trị, thị trường tài chính, dư luận - đối với việc cắt giảm lãi suất. Tất cả các NHTW đều phải đối mặt với điều này, bất kể điều kiện kinh tế hay lãi suất chính sách của họ hiện tại là bao nhiêu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ