Cập nhật thị trường phiên Á 18.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Cập nhật thị trường phiên Á 18.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:53 18/06/2024

Chứng khoán châu Á mở cửa với sắc xanh vào thứ Ba sau đợt phục hồi của một số công ty công nghệ lớn giúp chứng khoán Mỹ đạt kỷ lục mới.

Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông tăng đầu phiên giao dịch. Động thái này xảy ra sau khi S&P 500 lập kỷ lục thứ 30 trong năm nay.

Chỉ số S&P 500 đã vượt mốc 5,470, trong đó Tesla và Apple dẫn đầu đà tăng. Chỉ số Nasdaq 100 tiệm cận mốc 20,000 khi Micron Technology leo lên mức đỉnh kỷ lục do một số công ty nâng giá mục tiêu của họ về Micron. Broadcom cũng tăng vọt hơn 5%.

Trước kỳ nghỉ lễ hôm thứ Tư ở Mỹ, các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ và loạt phát biểu của các quan chức Fed. TPCP Mỹ ổn định sau khi giảm hôm thứ Hai trong bối cảnh hơn 21 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao được chào bán, dẫn đầu là Home Depot. Đồng USD suy yếu so với tất cả các đồng thuộc nhóm G10 .

James Demmert tại Main Street Research cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng S&P 500 có thể đạt 6,000 vào cuối năm vì kết quả kinh doanh tốt hơn của doanh nghiệp và triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed có thể tạo động lực thúc đẩy giá cổ phiếu. Fed thậm chí không cần hạ lãi suất trong năm nay - nhưng nếu họ làm vậy, cổ phiếu, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, sẽ còn lạc quan hơn nữa”.

Chỉ số S&P 500

Sự lạc quan về một nền kinh tế kiên cường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện và triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ đã thúc đẩy chứng khoán Mỹ tăng khoảng 15% trong năm nay. Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cho rằng một đợt cắt giảm lãi suất là phù hợp trong năm nay, dựa trên dự báo hiện tại của ông.

Theo Tim Hayes tại Ned Davis Research, mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh kỷ lục mới, nhưng những con số này ít phản ánh sức mạnh thị trường, mà chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

Ông cũng cảnh báo rằng đà tăng của các chỉ số chính trên Phố Wall không đồng nghĩa với tất cả các cổ phiếu hay ngành đều tăng theo.

Mặt khác, chứng khoán Pháp phục hồi sau đợt sụt giảm tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số Stoxx Europe 600 ít thay đổi khi Citigroup hạ xếp hạng cổ phiếu của khu vực này, do “bất ổn chính trị gia tăng” cùng một số lý do khác.

Tại châu Á, các nhà giao dịch vẫn đang xem xét dữ liệu đáng thất vọng của Trung Quốc hôm thứ Hai, khi thị trường bất động sản tại quốc gia này đã suy thoái trầm trọng hơn vào tháng 5, từ đó kêu gọi chính phủ bơm tiền mặt vào nền kinh tế. Sự sụt giảm trong đầu tư bất động sản và giá nhà đều diễn ra nhanh hơn trong tháng trước.

Đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư bất động sản của Trung Quốc

Bên cạnh diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi sát sao tác động từ động thái mới nhất của Bắc Kinh trong căng thẳng thương mại với Brussels, sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU). Điều này diễn ra trong bối cảnh EU xem xét các khoản tài trợ của Trung Quốc cho loạt ngành công nghiệp và sẽ áp thuế đối với ô tô điện nhập khẩu từ tháng 7.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương Úc vào thứ Ba dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức đỉnh trong 12 năm tại 4.35% trong cuộc họp thứ 5 liên tiếp, theo các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của quốc gia này đã tăng 1bps lên 4.12%.

Tại Mỹ, cổ phiếu của các ông lớn công nghệ tiếp tục tăng giá, có thể sẽ đẩy S&P 500 lên những đỉnh cao mới, theo Scott Chronert của Citigroup.

Chiến lược gia về chứng khoán Mỹ của ngân hàng này đã nâng dự báo về chỉ số S&P 500 từ 5,100 lên 5,600 khi kết thúc năm. Ông cho rằng sức mạnh của nhóm cổ phiếu Magnificent Seven và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến các công ty khác trong S&P 500.

Kể từ sau phiên hôm thứ Sáu, Citigroup là công ty thứ ba nâng dự báo về chỉ số này, cùng với Goldman Sachs và Evercore ISI.

Về mặt hàng hóa, giá dầu ổn định sau khi tăng vào thứ Hai, tiếp nối đà leo dốc trong tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Tư. Vàng ít thay đổi sau khi trượt dốc trong phiên trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ