Cập nhật thị trường phiên Á 22.05: Chứng khoán châu Á chao đảo sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán châu Á trượt dốc sau khi S&P 500 đạt kỷ lục mới trước báo cáo kết quả kinh doanh từ nhà sản xuất chip Nvidia.
Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc mở cửa trong sắc đỏ, trong khi chứng khoán chuẩn Úc tăng điểm. Hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông ghi nhận mức tăng nhẹ. S&P 500 đã đạt kỷ lục thứ 24 trong năm nay và Nasdaq 100 cũng ghi nhận mức đỉnh mới khi Nvidia bứt phá trước báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định đầu phiên Á.
Công ty Nvidia, có trụ sở tại Santa Clara, California - cổ phiếu của công ty này đã leo dốc hơn 90% trong năm nay sau khi tăng hơn gấp ba lần vào năm 2023. Các nhà đầu tư đang chờ xem liệu công ty đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể đáp ứng được những kỳ vọng "cao ngất trời" hay không. Doanh thu của công ty dự kiến sẽ tăng nhờ nhu cầu tăng vọt trong mảng trung tâm dữ liệu.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand và Ngân hàng Trung ương Indonesia dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư, biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang cũng sẽ được công bố sau đó trong ngày. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Năm.
RBNZ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất
TPCP ổn định và đồngUSD ít thay đổi sau khi trái phiếu toàn cầu tăng nhờ tín hiệu mới nhất cho thấy các quốc gia phát triển cuối cùng đã kiểm soát được lạm phát. Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết báo cáo gần đây về áp lực lạm phát của Mỹ là “tín hiệu tốt”. Lợi suất TPCP Úc không thay đổi vào đầu phiên thứ Tư.
Phiên giao dịch ở châu Á có thể sẽ trần lắng hơn khi Singapore đóng cửa nghỉ lễ. Vàng, bạc và đồng được củng cố lên tiệm cận mức đỉnh kỷ lục, trong khi dầu giảm sau khi báo cáo ngành cho thấy dự trữ tăng vọt.
Theo các chiến lược gia của Goldman Sachs, nhà đầu tư chứng khoán đang chuẩn bị cho những biến động tăng đột biến và các sự kiện sắp tới như báo cáo kết quả kinh doanh của Nvidia có thể khiến thị trường chuyển biến nhanh hơn.
Các chuyên gia phân tích, bao gồm Andrea Ferrario, viết rằng thước đo mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng đã đạt mức đỉnh kể từ năm 2021 vào tuần trước, được thúc đẩy bởi sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ, nhưng động lực đã chậm lại.
Các chiến lược gia chỉ ra rằng chỉ số độ biến động CBOE của quyền chọn cho thấy nhu cầu phòng ngừa rủi ro cao hơn trước sự sụt giảm đột ngột của thị trường, tại thời điểm chỉ số này giảm xuống đáy lịch sử.
Đối với Andrew Slimmon của Morgan Stanley, vẫn còn nhiều dư địa để thị trường có thể mở rộng đà tăng từ mức đỉnh mọi thời đại.
Bloomberg