Cập nhật thị trường phiên Á 26.02: Chứng khoán Châu Á khởi sắc khi Nikkei tiệm cận đỉnh năm 1989
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà tăng ở châu Á, trong bối cảnh chỉ số S&P 500 đạt kỷ lục mới vào thứ Năm (15/02) khi nhà đầu tư đánh giá loạt dữ liệu kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/02. S&P 500 vọt lên gần 5,030 điểm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu ngân hàng và năng lượng. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định trong phiên châu Á.
Chứng khoán Nhật Bản tăng hơn 1%, với chỉ số Nikkei 225 tiệm cận mức đỉnh lịch sử năm 1989. Cổ phiếu của các công ty công nghệ dẫn đầu mức tăng sau khi nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hoa Kỳ Apply Materials đưa ra dự báo doanh thu tiếp tục tăng trưởng, khiến cổ phiếu của hãng này tăng vọt vào cuối phiên.
Thị trường Trung Quốc vẫn đóng cửa vào ngày 16/02. Theo Shanghai Securities News đưa tin, đà tăng của chứng khoán Hồng Kông được ghi nhận sau khi báo cáo của "gã khổng lồ" thị trường giao hàng Meituan cho thấy chi tiêu tiêu dùng hàng ngày của Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã tăng hơn 155% so với cùng kỳ năm 2019, .
Mặt khác, lợi suất TPCP tăng nhẹ trong phiên giao dịch Á sau khi giảm vào ngày 15/02, trong bối cảnh Fed cân nhắc kỹ cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Chỉ số DXY cũng tăng trong ngày 16/02, trong khi đồng yên dẫn đầu đà giảm các đồng tiền tệ châu Á.
Bất chấp đà tăng nóng gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ, phố Wall vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát, để đánh giá hướng đi tiếp theo của Fed trong quá trình nới lỏng tiền tệ. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Năm (15/02) rằng không cần phải vội hạ lãi suất khi thị trường lao động và nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Doanh số bán lẻ giảm đã đẩy lùi lo ngại về nhu cầu tiêu dùng tăng quá nóng, đặc biệt sau những diễn biến gây căng thẳng từ báo cáo lạm phát cao vào đầu tuần.
Suốt nhiều tháng qua, nhà đầu tư đã phải đối mặt với những mâu thuẫn trong diễn biến kinh tế. Một mặt, những tín hiệu về lạm phát được kiểm soát dấy lên hy vọng Fed có thể hạ lãi suất để tránh đưa nền kinh tế Mỹ vào suy thoái. Mặt khác, sự tăng trưởng vượt mong đợi của nền kinh tế lại tạo điều kiện cho Fed duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.
Gina Bolvin, chủ tịch của Bolvin Wealth Management Group, nhận định: "Dữ liệu hiện tại phức tạp và mang tính đối lập. Thị trường có thể biến động mạnh khi phân tích kỹ lưỡng mọi dữ liệu."
Mặc dù báo cáo lạm phát cao hơn dự kiến trong tuần này, các nhà chiến lược tại Citigroup vẫn tin vào triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ và coi bất kỳ đợt bán tháo nào cũng là cơ hội mua trước khi Fed thay đổi chính sách. Nhóm nghiên cứu do Scott Chronert dẫn đầu duy trì mục tiêu cuối năm với S&P 500 ở mức 5,100 điểm.
Họ vẫn ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và khuyến nghị tăng thêm tỷ trọng các cổ phiếu chu kỳ trong lĩnh vực công nghiệp và tài chính.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của ngày 16/02 sẽ được theo dõi sát sao, mặc dù thông thường không được chú ý nhiều như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng lần này sẽ được phân tích kỹ lưỡng.
Theo Lisa Shalett, giám đốc đầu tư của Morgan Stanley Wealth Management, đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ có thể tiếp tục khi thanh khoản mạnh mẽ. Tuy nhiên, bà dự đoán thanh khoản sẽ giảm vào cuối năm nay.
Giá dầu duy trì gần mức cao nhất trong 3 tháng nhờ tâm lý risk-on và các dấu hiệu cho thấy thành viên OPEC+ có thể cắt giảm nguồn cung khi nhu cầu ảm đạm từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Vàng giảm nhẹ sau khi tăng trong phiên trước đó.
Bloomberg