Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á chịu áp lực sau báo cáo kết quả kinh doanh không quá "wow" của Big Tech

Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á chịu áp lực sau báo cáo kết quả kinh doanh không quá "wow" của Big Tech

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:43 24/07/2024

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau loạt báo cáo kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng từ các công ty công nghệ vốn hóa lớn “Magnificent Seven”.

Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc chìm trong sắc đỏ, tiếp nối đà giảm trên Phố Wall khi các nhà giao dịch đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh từ các doanh nghiệp lớn nhất của nước Mỹ bao gồm Tesla và Alphabet. Sàn giao dịch chứng khoán Đài Bắc sẽ đóng cửa do bão.

Nhà đầu tư đang trông chờ vào kết quả lợi nhuận từ lĩnh vực công nghệ nhằm duy trì đà tăng, vốn đã đưa chứng khoán Hoa Kỳ và toàn cầu lên mức đỉnh kỷ lục. Tuy nhiên, cổ phiếu của Alphabet đã thoái lui sau khi giám đốc điều hành của công ty đưa ra tín hiệu rằng cần phải kiên nhẫn để thấy được kết quả cụ thể từ các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo. Tesla đã giảm tới 7% sau khi lợi nhuận không đạt ước tính và gã khổng lồ về xe điện đã hoãn sự kiện Robotaxi đến tháng 10.

Anthony Saglimbene tại Ameriprise cho biết: "Với kỳ vọng lợi nhuận cao đối với Magnificent Seven, các công ty này sẽ phải chứng minh rất nhiều. Đồng thời, triển vọng của họ có thể sẽ được theo dõi chặt chẽ cùng với mức định giá cao".

Tại châu Á, bão Gaemi đang tiến gần Đài Loan với gió mạnh và mưa lớn, buộc Đài Bắc phải tạm dừng thị trường chứng khoán trị giá 2.4 nghìn tỷ USD. Theo tuyên bố từ sàn giao dịch, hòn đảo này sẽ không tiến hành giao dịch chứng khoán, ngoại hối hoặc trái phiếu vào thứ Tư.

Nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi thị trường Trung Quốc, vốn đã mất đà giữa những bất ổn kinh tế và rủi ro địa chính trị. Vào thứ Ba, chỉ số CSI 300 khép phiên giảm 2.1%, đà lao dốc lớn nhất trong sáu tháng, do việc thiếu những chính sách lớn sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba đã củng cố tâm lý bi quan.

Tại Nhật Bản, giới chính trị ngày càng thất vọng với lập trường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Lãi suất cực thấp của ngân hàng này đang đè nặng lên đồng Yên trong khi lạm phát tiếp tục vượt xa mục tiêu và tăng trưởng tiền lương. Theo Toshimitsu Motegi, người có ảnh hưởng lớn trong đảng cầm quyền, BoJ nên thể hiện rõ hơn ý định bình thường hóa chính sách tiền tệ trong các bài phát biểu tuần trước khi ngân hàng này họp để đưa ra quyết định về lãi suất.

Báo cáo kết quả kinh doanh lạc quan trên Phố Wall sẽ là động lực cần thiết cho cổ phiếu sau nửa đầu năm bùng nổ. Thị trường đang phải đối mặt với những thách thức khi bước vào giai đoạn điều chỉnh theo mùa, với sự biến động có thể gia tăng do cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngoài Big Tech, United Parcel Service cũng đã ghi nhận đà giảm tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay do không đạt lợi nhuận kỳ vọng.

Năm công ty công nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những so sánh với mùa báo cáo kết quả kinh doanh tuyệt vời của năm ngoái. Lợi nhuận của nhóm này dự kiến ​​sẽ tăng 29% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, theo Bloomberg Intelligence.

Mặc dù kết quả kinh doanh của các công ty này vẫn mạnh, nhưng đã giảm so với ba quý trước và đối với nhà đầu tư, phản ứng của cổ phiếu đối với kết quả lợi nhuận vẫn là một ẩn số lớn nhất.

Hiệu suất của nhóm “Magnificent Seven” so với chỉ số Russell 2000

Trong khi nhà đầu tư lo ngại về đợt bán tháo kéo dài tại các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ, các chiến lược gia của Barclays cho biết triển vọng lợi nhuận khả quan cho thấy nhóm cổ phiếu này vẫn hấp dẫn sau đợt bán tháo gần đây.

Các chiến lược gia của Barclays đã nâng mục tiêu cuối năm cho chỉ số S&P 500 từ 5,300 lên 5,600 điểm, với lý do là kỳ vọng lợi nhuận vững chắc đối với các công ty công nghệ lớn.

Họ cho biết: "Mặc dù định giá của chúng tôi đối với các công ty công nghệ lớn là cao, nhưng bội số điều chỉnh theo tăng trưởng là hợp lý".

Nhà đầu tư cũng đang đánh giá tác động của việc Tổng thống Joe Biden dừng tái tranh cử.

Lauren Goodwin, nhà kinh tế học và chiến lược gia tại New York Life Investments cho biết: "Những tác động của lĩnh vực liên quan đến sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ đối với các vấn đề chính sách này có thể sẽ khác trong tương lai so với trước đây. Đối với hầu hết nhà đầu tư, chiến lược mạnh mẽ nhất cho những năm bầu cử rất đơn giản: duy trì sự đa dạng hóa thay vì theo đuổi các khoản đặt cược chiến thuật, đặc biệt là trước khi biết khả năng thay đổi chính sách thực sự".

Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã giảm sau phiên đấu thầu 69 tỷ USD thành công - điều này nhấn mạnh kỳ vọng thị trường vào việc cắt giảm lãi suất. Hợp đồng tương lai TPCP Mỹ đã giảm khi nhà đầu tư chờ đợi các cuộc đấu thầu trái phiếu tiếp theo và chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ. Giá dầu giảm, giá vàng tăng nhẹ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ